Digital marketing là ngành thay đổi rất nhanh, nên việc học tập và phát triển sẽ có nhiều thử thách đặc thù. Dưới đây là những khó khăn lớn nhất được nêu ra và phân tích bởi thầy Nguyễn Hoàng Đức – Giảng viên FPT Skillking, người đã có hơn 9 năm kinh nghiệm trong ngành digital marketing.
Mục lục
Khó khăn 1: Quá nhiều kỹ thuật và kỹ năng cần học
Digital Marketing không chỉ là viết content hay chạy quảng cáo mà còn là một hệ thống gồm nhiều kỹ thuật và kỹ năng khác nhau. Chúng ta phải học để có thể hoàn thiện từng tác vụ cụ thể. Ví dụ: Khi chạy quảng cáo, bạn không chỉ cần biết viết content, mà còn phải thiết kế hình ảnh, video, biết set up tài khoản quảng cáo, biết lên chiến dịch quảng cáo, rồi còn phải biết cách đọc số liệu và có kỹ thuật tối ưu chiến dịch để đạt hiệu quả cao nhất.
Hơn thế nữa, trong từng hạng mục nhỏ của việc chạy quảng cáo, lại có rất nhiều thứ có thể làm sai mà chúng ta không nhận ra, và nếu không có ai sửa cho chúng ta, thì chúng ta sẽ tiếp tục mắc lỗi mà không hay biết. Từ đó ảnh hưởng hiệu quả chung của công việc.

Khó khăn 2: Digital Marketing ngày càng phức tạp hơn
Khoảng 5 năm trước, người làm digital marketing chỉ cần giỏi 1 kênh như Google hay Facebook là đã có thể làm tốt công việc. Nhưng bây giờ thì khác, vì có quá nhiều kênh để triển khai, và hành vi khách hàng lại trải rộng trên nhiều nền tảng khác nhau.
Nếu bạn chỉ tập trung vào một kênh duy nhất, ví dụ chỉ chạy Facebook Ads hoặc chỉ làm livestream trên TikTok, thì nó có thể hiệu quả với sản phẩm này nhưng lại thất bại với sản phẩm khác. Vì thế, nếu chỉ bó hẹp trong 1 kênh, người làm digital marketing sẽ khó phát triển nghề nghiệp của mình.
Muốn làm Digital Marketing lâu dài, chúng ta phải có tư duy đa kênh (multi-channel), hiểu được cách kết hợp các kênh với nhau để tối ưu hiệu quả. Điều này đòi hỏi chúng ta không chỉ biết một nền tảng, mà còn phải có kiến thức tổng quan về Facebook, Google, TikTok, Shopee, YouTube, SEO, Email Marketing…
Khó khăn 3: Thiếu dự án thực tế để thực hành
Digital Marketing là lĩnh vực cần thực hành nhiều, nhưng không phải ai cũng có điều kiện để làm ngay từ đầu. Với các kỹ năng như viết content hay làm website, bạn có thể tự nghĩ ra dự án để thực hành với chi phí thấp. Nhưng với quảng cáo trả phí (Facebook Ads, Google Ads, TikTok Ads…), nếu bạn không có sản phẩm và ngân sách để chạy quảng cáo (ngân sách phải đủ lớn thì bạn mới học được nhiều, chứ ngân sách nhỏ quá thì cũng như trò đỏ đen hên xui thôi), thì rất khó để thực hành và học hiệu quả. Học lý thuyết mà không có thực hành thì dễ quên và rất khó hình dung khi áp dụng vào thực tế.

Chương trình đào tạo của FPT Skillking giúp giải quyết cả 3 vấn đề trên
Tại FPT SkillKing, học viên sẽ học thông qua dự án thực tế – có thể là dự án cá nhân, dự án công ty hoặc startup của chính sinh viên. Khi làm việc nhóm, mọi người sẽ cùng nhau triển khai, thảo luận, tối ưu và áp dụng những gì đã học vào thực tế. Mỗi học kỳ đều có dự án để thực hành. Đặc biệt là dự án tốt nghiệp ở học kỳ cuối, đây là dự án mà các nhóm phải ra được kết quả doanh số, nên mang tính thực tiễn rất cao.
Trong lần chấm đồ án tốt nghiệp kỳ Spring 2025, thầy Hoàng Đức bày tỏ rằng: rất ấn tượng với chất lượng và sự đầu tư nghiêm túc của cả bốn nhóm sinh viên. Mỗi đồ án đều mang đến những câu chuyện thành công rất riêng, thể hiện rõ năng lực thực chiến và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.
Có nhóm đã xuất sắc tạo ra doanh thu gần 4 tỷ đồng từ chính dự án mà các bạn đang triển khai. Một nhóm khác góp phần giúp một homestay vốn vắng khách trở nên “cháy phòng” liên tục nhờ chiến lược marketing hiệu quả. Đặc biệt, có nhóm đã triển khai thành công chiến dịch digital marketing cho một sản phẩm khá khó – dòng sản phẩm hỗ trợ điều trị rụng tóc mới bước vào thị trường Việt Nam, nhạy cảm vì liên quan đến sức khỏe – nhưng vẫn thu về lượng đơn hàng lớn chỉ trong thời gian ngắn.
Nhóm còn lại cũng để lại ấn tượng mạnh khi bước đầu xây dựng được một hệ thống digital marketing đa kênh cho chính dự án khởi nghiệp của mình, tạo ra doanh số hàng chục triệu đồng chỉ sau hai tháng thực hiện đồ án. Tất cả những kết quả ấy không chỉ cho thấy sự nghiêm túc và tinh thần học hỏi của các bạn, mà còn là minh chứng rõ ràng cho khả năng áp dụng kiến thức vào thực tiễn – điều mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng tìm kiếm ở một digital marketer thế hệ mới.

Lời kết
Học Digital Marketing không hề dễ dàng, nhưng nếu bạn có dự án thực tế để thực hành, có sự hướng dẫn bài bản, có tinh thần chủ động học hỏi, nghiêm túc học & làm thì bạn hoàn toàn có thể làm chủ nó. Vậy nên, nếu bạn muốn học Digital Marketing một cách hiệu quả, đừng chỉ học lý thuyết – hãy thực hành, làm dự án thực tế, tận dụng mọi cơ hội để học hỏi từ những người đi trước.
Thầy Hoàng Đức – Giảng viên FPT Skillking