SEO là thuật ngữ không quá mới mẻ trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cách hiểu đúng đắn và toàn diện về SEO. Vậy SEO là gì? Có gì thú vị xoay quanh lĩnh vực này, hãy khám phá cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.
Mục lục
SEO là gì?
SEO là việc sử dụng các công cụ, kỹ thuật, kiến thức, kinh nghiệm để tối ưu hóa nội dung nhằm đạt được thứ hạng cao nhất trên thanh công cụ tìm kiếm mà không phải trả tiền. Nói cách khác, bản chất của SEO chính là việc gia tăng lưu lượng truy cập tự nhiên của các trang Web để có vị trí nhiều khách hàng chú ý, Click xem, tham khảo và đưa ra quyết định mua sản phẩm. Cùng với đó, SEO cũng liên quan đến việc thực hiện những thay đổi nhất định đối với thiết kế và nội dung trang Web của bạn để làm cho trang hấp dẫn hơn đối với công cụ tìm kiếm. Nói tóm lại, nhắc đến SEO, hãy nhớ các keywords sau đây: “thứ hạng”, “tối ưu”, “lưu lượng truy cập (Traffic)” và “tự nhiên (miễn phí)”.
SEO Onpage là gì?
SEO Onpage là tất cả các biện pháp được thực hiện trực tiếp trong trang web của bạn để cải thiện vị trí trong bảng xếp hạng tìm kiếm bằng cách giúp các bot của công cụ tìm kiếm dễ dàng diễn giải trang cũng như cung cấp cho người dùng cuối bản xem trước. Nó cũng xem xét chất lượng nội dung tổng thể, hiệu suất trang và cấu trúc nội dung. Theo đó, những yếu tố quan trọng của SEO Onpage bao gồm: Nội dung, từ khóa, tiêu đề, mô tả, văn bản thay thế, SSL / HTTPS, cấu trúc URL, liên kết nội bộ, điều hướng,…
SEO Offpage là gì?
Trong khi SEO Onpage đề cập đến các yếu tố bạn có thể kiểm soát trên trang web của riêng mình thì SEO Offpage đề cập đến các yếu tố xếp hạng trang xảy ra ngoài trang web của bạn. Nó cũng bao gồm các phương pháp quảng cáo chẳng hạn như lượng hiển thị trên phương tiện truyền thông xã hội. Và những yếu tố không thể bỏ qua khi nhắc đến SEO Offpage là liên kết ngược, miền, Local SEO, PPC (Google, Twitter, Facebook, LinkedIn).
Các hình thức SEO phổ biến hiện nay
Hiện nay, có 6 hình thức SEO phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong các chiến dịch Marketing tổng thể của doanh nghiệp là:
- SEO Onpage
- SEO Offpage
- Technical SEO
- Local SEO
- App store optimization
- YouTube SEO
Mục tiêu cuối cùng của SEO là gì?
Sử dụng nhiều công cụ và kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp, mục đích cuối cùng của SEO cũng không có nhiều khác biệt so với các hình thức Marketing khác là bao. Cụ thể việc tăng thứ hạng trên các thanh công cụ tìm kiếm bản chất là thu hút lượng người quan tâm lớn hơn, lượng khách hàng nhiều hơn và tăng doanh số lượng hàng hóa, dịch vụ. Tóm lại mục tiêu cuối cùng của SEO chính là giảm thiểu tối đa chi phí Marketing nhưng vẫn có thể thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Lợi ích của SEO cho Doanh nghiệp
Đầu tư SEO có thể nói sẽ đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích tuyệt vời vượt xa kỳ vọng. Một chiến dịch SEO được nghiên cứu bài bản và thực hiện chỉ chu sẽ đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích như:
- Thu hút lượng khách hàng khổng lồ và liên tục tăng trưởng.
- Tăng tỷ lệ ROI
- Linh hoạt, điều chỉnh hành vi của khách hàng theo mong muốn.
- Cải thiện UX/UI của người dùng trên website
- Hiểu rõ Insight của khách hàng tiềm năng
- Bám đuổi khách hàng với Remarketing.
- Phát triển và củng cố vững chắc thương hiệu
Vậy SEO ảnh hưởng như thế nào đến Doanh Nghiệp?
Nếu để nói SEO là yếu tố quan trọng nhất để quyết định thành công của doanh nghiệp thì có lẽ chưa đúng bởi thành công của doanh nghiệp được quyết định bằng rất nhiều những yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, SEO lại là yếu tố cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Sử dụng SEO đúng cách, doanh nghiệp sẽ vừa có thể tiết kiệm chi phí lại vừa có thể tiếp cận được lượng khách hàng khổng lồ, không ngừng gia tăng và thậm chí là bỏ xa các đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn là người mới tìm hiểu hoặc đang chưa có định hướng rõ ràng về SEO hãy tham gia chương trình đào tạo SEO thực chiến giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm – đào tạo chuẩn quốc tế tại FPT Skillking.
Hạn chế của SEO
Những ưu điểm của SEO đã rất dễ nhìn thấy. Tuy vậy, cái gì có mặt lợi đương nhiên sẽ tồn tại mặt hại. SEO cũng không phải ngoại lệ. Theo đó, chấp nhận lựa chọn SEO cũng là bạn sẽ chấp nhận những hạn chế của nó như:
- Thời gian đầu tư lâu – ảnh hưởng chi phí cơ hội trong kinh doanh
- Đối thủ cạnh tranh mạnh lên
- Không phải là kênh tạo ra chuyển đổi nếu chỉ thuần về SEO
- Sự biến đổi liên tục của thuật toán Google
Nhìn chung, SEO vẫn luôn là công cụ mạnh mẽ và hiệu quả trong Digital Marketing. Nhưng để sử dụng nó một cách thật hiệu quả, bạn cần đầu tư thời gian, nghiên cứu kỹ lưỡng, học tập không ngừng và kết hợp cả những phương pháp Marketing khác để đạt hiệu quả tổng thể. Ngoài ra bạn nên tìm tham khảo một số khóa học Digital Marketing Full-Stack tại Skillking để có thể hiểu hơn về các kiến thức trong SEO.
Quy trình SEO cơ bản
Quy trình SEO cơ bản sẽ được thực hiện lần lượt theo các bước dưới đây:
Nghiên cứu
Ở bước nghiên cứu, có hai thứ bạn cần quan tâm đó là từ khóa và đối thủ. Đối với từ khóa, hãy chú ý lựa chọn những từ khóa đáp ứng đủ hai yếu tố là mức độ sử dụng cao của người tìm kiếm và sự cạnh tranh tương đối thấp trong các công cụ tìm kiếm. Còn đối với các đối thủ trong cùng lĩnh vực, bạn hãy xem xét thật kỹ các nội dung họ xây dựng để rút ra kinh nghiệm. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng không bao giờ được tạo ra các nội dung trùng lặp hoặc copy nguyên mẫu của đối thủ.
Lập kế hoạch
Sau khi có được bộ từ khóa, bạn hãy lập kế hoạch chi tiết, phân chia thời gian hợp lý để có thể triển khai một cách tốt nhất. Cùng với đó, đừng bỏ qua việc nghiên cứu thêm về công cụ tìm kiếm nào, cụm từ khóa nào đang được sử dụng, tỷ lệ thoát, nội dung phổ biến nhất,…
Xây dựng nội dung
Thứ hạng quan trọng nhưng đừng bao giờ bỏ qua việc xây dựng nội dung chất lượng. Hãy cho người dùng lý do để họ phải quay trở lại Website của bạn chứ không phải thoát ngay khi vừa Click.
Tối ưu hóa trang
Sau khi có nội dung chất lượng, bạn hãy thực hiện tối ưu hóa nội dung để tăng thứ hạng trên thanh công cụ tìm kiếm. Để tối ưu hóa trang hiệu quả, bạn hãy lưu ý đến tiêu đề, các từ khóa được nhắm mục tiêu và liên kết.
Xây dựng liên kết
Một chiến dịch SEO hoàn chỉnh chắc chắn không thể thiếu được các liên kết. Theo đó, hãy xây dựng cả các liên kết nội bộ (Website) và liên kết mạng xã hội (Social Media).
Digital Marketing là làm gì? Nhu cầu tuyển dụng Digital Marketing
Công việc của SEO là gì? Thế nào là một SEOer?
Nghề SEO là gì?
Tại các công ty dịch vụ SEO website thì việc chính của các SEOer là việc sử dụng các công cụ, kỹ thuật, kiến thức, kinh nghiệm để tối ưu hóa nội dung nhằm đạt được thứ hạng cao nhất trên thanh công cụ tìm kiếm mà không phải trả tiền. Như vậy, nghề SEO là việc nghiên cứu chiến thuật, công cụ của SEO và lựa chọn phương pháp phù hợp để thực hiện.
Công việc của một SEOer là gì?
Công việc của SEOer không quá nhiều nhưng lại đòi hỏi rất nhiều thời gian. Theo đó, với mỗi đầu mục công việc, bạn cần bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm tòi và đưa ra cách thực hiện hợp lý nhất. Cụ thể, công việc của SEOer sẽ bao gồm:
- Phân tích Website.
- Tìm hiểu đối thủ.
- SEO Search.
- Nghiên cứu bộ từ khóa và lập kế hoạch nội dung.
- Tối ưu cấu Website.
- Xây dựng hệ thống backlink.
- Nghiên cứu, kiểm tra, cập nhật từ khóa hàng tuần, tháng.
- Rút ra các sai lầm và tìm cách khắc phục.
Giống nhau và khác nhau giữa IT và SEO là gì?
SEO và IT đều là những công việc liên quan đến kỹ thuật và công nghệ. Cả hai công việc này đều đòi hỏi sự nghiên cứu sâu, tìm hiểu bài bản và đầu tư thời gian. Tuy vậy, SEO liên quan đến kỹ thuật tìm kiếm, phân tích còn IT lại liên quan đến các kỹ thuật tin học nâng cao về phần mềm máy tính.
SEO có cần biết Copywriter là gì không?
SEO cần biết về Copywriter để có thể tối ưu nội dung và đạt thứ hạng cao trên thanh công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, những kiến thức này chỉ cần là cơ bản đủ để phân tích và đánh giá.
Vậy SEO liệu có cần biết Design?
SEO không cần biết quá nhiều về Design nhưng lại cần biết cách phân tích để đưa ra những nhận định về hình thức Website. Nói như vậy bởi hình thức Website cũng khá quan trọng và ảnh hưởng không nhỏ đến thứ hạng Website trên thanh công cụ tìm kiếm và trải nghiệm người dùng.
SEO thì không cần biết lập trình?
Lập trình và SEO có mối quan hệ mật thiết với nhau nên hiểu về lập trình cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho SEO. Tuy nhiên, SEO không cần kiến thức quá sâu sắc về lập trình, chỉ cần ở mức hết sức cơ bản là đủ.
SEO và Marketing Online là 2 lĩnh vực khác nhau?
Câu trả lời là không? Chúng có mối quan hệ vô cùng mật thiết và chặt chẽ. Nói cách khác, SEO chính là một phần không thể thiếu của Marketing Online.
Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi: “SEO là gì?” và có những kiến thức cơ bản về SEO. Nếu còn câu hỏi hoặc thắc mắc về SEO hay các khóa học về SEO, bạn có thể liên hệ theo một trong các hình thức dưới đây:
Website: FPT Skillking
Địa chỉ: Hồ Chí Minh:
- Cơ sở 1: 275 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh.
- Cơ sở 2: 302 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh.
- Cơ sở 3: 391A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3.
Hotline tuyển sinh: (028) 3526 5559 | 0908 048 759
Phòng đào tạo: (028) 3993 4933
Phòng hợp tác doanh nghiệp: (028) 6293 5101
Hà Nội:
- Cơ sở 1: 94 Lương Yên, Quận Hai Bà Trưng.
- Cơ sở 2: Số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2
Hotline tuyển sinh: (024) 7300 8855 | 0937 883 678
Phòng đào tạo: (024) 7300 9955
Phòng hợp tác doanh nghiệp: 0902 005 356
Pingback: Agency Là Gì? Những Năng Lực Cần Có Của Một Marketer Trong Agency
Pingback: Audit Website và các công cụ hỗ trợ đắc lực mà bạn cần biết
Pingback: CTR là gì? Cách tăng chỉ số CTR trong Adwords và SEO