Mass Marketing là gì? Lợi ích, hạn chế khi áp dụng Mass Marketing

Mass Marketing mang đến nhiều hiệu quả cao trong kinh doanh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng không nên bỏ qua. Với chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với nguồn khách hàng lớn, tăng độ nhận diện thương hiệu. Vậy đây là chiến lược gì? Bạn đọc cùng FPT Skillking tìm hiểu rõ thông tin cập nhập dưới bài viết.

Mass Marketing là gì?

Mass Marketing là một chiến lược marketing mà doanh nghiệp sẽ tìm cách thu hút tất cả thị trường. Cụ thể chiến lược này sẽ bỏ qua nhiều điều khác biệt của các phân khúc thị trường để tập trung tiếp thị sản phẩm đến nhiều khách hàng nhất có thể. Chiến lược này sử dụng các phương tiện đại chúng để thu hút khách hàng như: đài phát thanh, tivi, báo chí, mạng xã hội,…

Mass Marketing là cách quảng cáo trên phương tiện truyền thông để thu hút khách hàng
Mass Marketing là cách quảng cáo trên phương tiện truyền thông để thu hút khách hàng

Những phương tiện truyền thông này có khả năng tiếp cận được số lượng khách hàng lớn dồi dào. Tuy nhiên đồng nghĩa với doanh nghiệp sẽ không có sự chọn lọc khách hàng khi sử dụng. Nhờ vào Mass Marketing mà doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều khách hàng và bán hàng với số lượng lớn.

Đánh giá mặt lợi thế và hạn chế của chiến lược Mass Marketing

Khi áp dụng chiến lược Mass Marketing, doanh nghiệp sẽ nhận được những lợi ích cũng như phải đối diện những hạn chế như sau. Cụ thể:

Về lợi ích nhận được

Doanh nghiệp sẽ nhận được nhiều lợi ích khi triển khai Mass Marketing, bao gồm:

  • Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng doanh nghiệp sẽ tiếp thị sản phẩm của mình tiếp cận với khách hàng ở phạm vi rộng hơn.
  • Do không có sự chọn lọc đối tượng khi xem nên doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được số lượng khách hàng tiềm năng lớn.
  • Chi phí tiếp thị quảng cáo thấp hơn vì có thể công chiếu trên diện rộng, khách hàng sẽ xem và biết đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ lôi kéo được nhiều khách hàng hơn khi sử dụng Mass Marketing
Doanh nghiệp sẽ lôi kéo được nhiều khách hàng hơn khi sử dụng Mass Marketing

Về mặt hạn chế

Bên cạnh những lợi ích nhận được thì doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với những hạn chế khi sử dụng Mass Marketing. Đó là:

  • Do có nhiều sự cạnh tranh với với sự phát triển của công nghệ số khiến cho Mass Marketing có xu hướng mờ nhạt, nhàm chán hơn.
  • Các doanh nghiệp thường ưu tiên các chiến lược đánh thẳng vào thị hiếu người dùng nên nhiều lúc cũng có những bất cập.
  • Chiến lược này có thể khiến doanh nghiệp bỏ qua nhu cầu của một số bộ phận khách hàng. Khi đó doanh nghiệp đối thủ sẽ có nhiều cơ hội thu hút lượng lớn thị trường.

Các ứng dụng của chiến lược Mass Marketing trong thực tế

Đối tượng áp dụng chiến lược Mass Marketing thường là những sản phẩm dễ tiếp cận với khách hàng, có tính ứng dụng thực tế cao. Khi sử dụng sẽ giúp thay đổi thái độ của khách hàng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cũng giúp nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường.

Mass Marketing thu hút nhiều khách hàng hơn, tăng doanh thu cao hơn
Mass Marketing thu hút nhiều khách hàng hơn, tăng doanh thu cao hơn

Một số sản phẩm sử dụng yếu tố này thường có tính thiết yếu đối với đời sống như: đồ sinh hoạt, kem đánh răng, đồ nội thất, tác phẩm nghệ thuật,… Ngoài ra còn có các sản phẩm về chính trị hoặc dịch vụ từ các ngành y tế, pháp luật đều có thể áp dụng chiến lược tiếp thị này.

Một số chiến lược tiếp thị Mass Marketing phổ biến nhất

Mass Marketing được chia ra thành nhiều chiến lược khác nhau như: thâm nhập thị trường, chiến lược mở rộng thị trường, phát triển thị trường, đa dạng hóa,… Cụ thể:

1. Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược này áp dụng sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường để tối đa hóa doanh thu từ khách hàng mục tiêu. Chiến lược thâm nhập thị trường có thể thực hiện theo 3 cách sau:

  • Thứ nhất là khiến cho khách hàng phải mua hàng nhiều hơn.
  • Thứ hai là biến khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp đối thủ thành khách hàng tiềm năng của mình.
  • Thứ ba là quan tâm đến những người thuộc tệp khách hàng hiện tại nhưng vẫn còn dao động.

2. Chiến lược giúp mở rộng phát triển thị trường

Thị trường kinh doanh hiện đã bão hòa nên việc mở rộng phát triển thêm thị trường mới là rất cần thiết. Doanh nghiệp cần phải tìm kiếm thị trường mới, tệp khách hàng mới để có thể bán được hàng và tăng doanh thu cao hơn.

Bạn có thể thấy rõ chiến lược thực hiện này qua các ví dụ của các công ty nước ngoài. Samsung, Canon hay nhiều tập đoàn nước ngoài khác đã đặt trụ sở tại Việt Nam. Đây là cách họ mở rộng thị trường, tìm nhiều khách hàng mới để tăng doanh thu hiệu quả.

Chiến lược mở rộng thị trường
Chiến lược mở rộng thị trường

3. Chiến lược phát triển sản phẩm

Đưa ra chiến lược phát triển sản phẩm là điều cần thiết và đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu. Việc tìm hiểu, phân tích thị trường sẽ giúp doanh nghiệp đa dạng hóa tính năng, chất lượng sản phẩm của mình. Ngoài ra chiến lược này cũng có yêu cầu cao về tầm nhìn của bộ phận phát triển sản phẩm để giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn.

4. Chiến lược đa dạng hóa

Chiến lược đa dạng hóa trong Mass Marketing nhằm phát triển sản phẩm mới ở thị trường mới. Chiến lược chỉ được thực hiện khi các cơ hội tiềm năng được tìm thấy ở bên ngoài thị trường hiện tại của doanh nghiệp đồng thời phù hợp ở cả hai bên.

Mỗi chiến lược đều tồn tại những ưu và nhược điểm riêng, vậy nên tùy vào mục đích kinh doanh, thời điểm mà doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến lược phù hợp. Ngoài ra, trước khi áp dụng bất kỳ một chiến lược Mass Marketing nào thì doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu kỹ càng về đặc điểm, cách triển khai để xác định tính phù hợp cho lĩnh vực sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang thực hiện.

Lời kết

Để có thể giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, lâu dài thì bạn phải hiểu rõ về Mass Marketing. Khi đó bạn có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh cụ thể phù hợp với tình hình phát triển chung của doanh nghiệp. Mọi thắc mắc về bài viết vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để đội ngũ FPT Skillking giải đáp sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *