Việt Nam đứng vị trí thứ 7 trên thế giới về lượng người sử dụng Facebook, vì vậy, không mấy ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp tiếp cận người dùng trên mạng xã hội này.
Theo một bảng số liệu được công bố hồi tháng 4 vừa qua, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 7 với 58 triệu người dùng, tăng 5% trong quý đầu năm, và rộng hơn là 16% so với cùng kỳ năm ngoái. TPHCM cũng nằm trong top 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất, với 14 triệu người dùng. Dễ dàng nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của Facebook trong thời đại 4.0 này. Nhưng có bao nhiêu doanh nghiệp biết tận dụng tối đa lợi thế trang Facebook của mình? Và liệu bạn đã đổ bao nhiêu tiền quảng cáo vào Facebook nhưng vẫn không thu được khách hàng thậm chí còn bị lãng quên? Ông Trần Minh Dũng – chuyên gia tư vấn đầu tư, giám đốc công ty quảng cáo Amillidius sẽ chia sẻ về những sai lầm cản trở chúng ta tận dụng khả năng vô hạn của mạng xã hội toàn cầu cho lợi ích kinh doanh.
Đừng lầm tưởng việc sử dụng Facebook làm truyền thông, bán hàng theo cách nào cũng được. Nếu không làm đúng cách, bạn sẽ nhanh chóng “giết chết” thương hiệu của mình. Và đây chính là 3 sai lầm đẩy thương hiệu của bạn đến con đường “diệt vong”.
Không chăm chút thường xuyên và thiếu sự nhất quán
Để tạo một fanpage Facebook rất dễ dàng nhưng để phát triển và duy trì trang thì hoàn toàn không phải đơn giản. “Bạn không thể tập trung và phát triển các trang mạng xã hội doanh nghiệp một cách tốt nhất nếu bạn phải vướng bận với những trách nhiệm và công việc khác”. Đây là lời khuyên của ông Trần Minh Dũng – Chuyên gia tư vấn đầu tư cho bất kỳ một nhà quản lý nào. Theo đó, trước khi tạo trang fanpage cho công ty mình, hãy thử cố gắng duy trì trang cá nhân ít nhất vài tháng bằng việc “lấp đầy” những nội dung bài viết độc đáo mỗi ngày. Hiểu một cách đơn giản rằng nếu bạn đã mở một fanpage, hãy cố gắng duy trì hoạt động của nó càng đều đặn và thường xuyên càng tốt, dù nó đang có ít hay nhiều người theo dõi. Muốn fanpage phát triển thì hãy chăm chút trang thường xuyên với những bài đăng có nội dung phong phú và luôn có sự liên kết, gợi nhớ đến hình ảnh sản phẩm hoặc hướng phát triển của công ty tại thời điểm đó.
“Khi sử dụng mạng xã hội trong việc bán hàng, đừng quá nghiêm túc.”
Chăm chăm vào việc bán hàng
Dĩ nhiên fanpage được lập ra dù ít dù nhiều cũng sẽ hướng đến việc bán hàng nhưng nếu chỉ chăm chăm vào khía cạnh này thì không sớm thì muộn sẽ giết chết fanpage của công ty. Như chúng ta đã biết, Facebook được tạo nên với mục đích giao tiếp, kết nối với mọi người xung quanh và duy trì liên lạc với bạn bè, người thân và không tập trung vào mục đích kinh doanh. Do đó, những quảng cáo “dai dẳng” và trực diện chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Dưới góc nhìn của chuyên gia marketing ông Dũng cho rằng: “Hãy cố gắng trừu tượng hóa lợi ích kinh doanh của bạn”. Hiểu đơn giản hơn là cứ 4 bài đăng bán hàng cần có một lượng bài giải trí tương đương là 6. Đây được xem là một tỷ lệ tương đối ổn để phát triển fanpage và duy trì lượng fan trung thành.
Quá nghiêm túc
Nghiêm túc trong công việc là điều tốt nhưng đôi khi quá nghiêm túc lại không đem đến kết quả mong đợi. Đặc biệt đối với việc bán hàng trên Facebook, sự hài hước là yếu tố không thể thiếu. Theo chuyên gia tư vấn Trần Minh Dũng: “Khi sử dụng mạng xã hội trong việc bán hàng, đừng ngại thể hiện khía cạnh hài hước, gần gũi”. Bởi lẽ, như đã nói ở phần trên mạng xã hội chủ yếu dùng để kết nối, chính sự tiếp cận “mềm mỏng” của doanh nghiệp sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và hứng thú hơn. Nhưng nếu bạn là người không biết cách “giỡn” một cách chừng mực và tế nhị thì nên sử dụng phương thức giao tiếp trung lập hơn là khía cạnh hài hước.
Có nên gắn liền sự phát triển của công ty với Facebook không?
Phải làm gì nếu bạn đã quen với cách làm việc truyền thống và không muốn thay đổi theo xu hướng tiếp thị hiện đại? Bạn không thích việc công khai và tốc độ quảng cáo “chóng mặt” mà thời đại Internet ngày nay đòi hỏi? Tất nhiên, bạn có thể hy vọng rằng sự bùng nổ trên các mạng xã hội sẽ lắng xuống nhưng hy vọng này liệu có trở thành sự thực.
“Việc quay trở lại là điều không thể”. Dưới góc nhìn của một chuyên gia marketing ông Trần Minh Dũng cho rằng trong tương lai gần, ảnh hưởng của các mạng xã hội tại Việt Nam sẽ còn mạnh mẽ hơn, ngoài Facebook sẽ có thêm Instagram và có thể là các trang mạng xã hội khác nữa. Vì thế đừng nghĩ đến việc đứng ngoài “cuộc chơi” mà hãy chủ động tham gia và phát triển.
Đừng chờ đợi cho đến khi bạn phải đứng trước sự lựa chọn: thích nghi hoặc “chết”, đừng để chính bạn bị “cuốn” theo dòng chảy mà không được trang bị chút kiến thức nào hoặc hoàn toàn mơ hồ về chúng. Hãy chủ động tìm kiếm sự trợ giúp ở các chuyên gia để vực dậy thương hiệu của bạn và phát triển một cách mạnh mẽ giữa thời đại công nghệ 4.0.
Nguồn: brandsvietnam.com