OEM là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi mua sắm các loại hàng hóa đặc biệt là các sản phẩm thuộc hàng điện tử. Thuật ngữ OEM còn khá mới lạ, đặc biệt đối với những ai không rành về các loại hàng hóa. Vậy để hiểu rõ hơn về OEM cũng như có nên chọn mặt hàng OEM hay không, mời quý bạn đọc cùng FPT Skillking tìm hiểu thông qua bài viết này.
Mục lục
OEM là gì?
OEM (Original Equipment Manufacturer) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ nhà sản xuất thiết bị gốc. Trong ngữ cảnh công nghiệp, OEM thường ám chỉ là các công ty chuyên sản xuất các sản phẩm theo thiết kế và các thông số kỹ thuật từ đơn đặt hàng của đối tác. Khi hoàn thành, những sản phẩm này sẽ mang thương hiệu của công ty đối tác đặt hàng trước khi được đưa ra thị trường.
Ngày nay, thuật ngữ OEM là gì đã trở thành một cụm từ thông dụng để miêu tả mối quan hệ hợp tác giữa các công ty trong chuỗi cung ứng. Đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực sản xuất thiết bị máy móc, phụ tùng ô tô, công nghệ thông tin và ngành công nghiệp khác.
Hàng OEM nghĩa là gì?
Hiện nay, sản phẩm OEM đã trở nên phổ biến và phổ thông trên thị trường hàng hóa. Các mặt hàng OEM thường xuất hiện rất nhiều nhất là trong danh mục hàng tiêu dùng. Vậy những mặt hàng OEM là gì? Đó là các sản phẩm như: khăn giấy, bình giữ nhiệt, vật dụng nhà bếp và nhiều loại khác. Ngoài ra, danh mục sản phẩm OEM còn bao gồm: quần áo, phụ kiện thời trang, nội thất và những mặt hàng khác. Tất cả đều được trang bị chất lượng cao và giá cả hợp lý.
Người tiêu dùng có thể hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng của những sản phẩm này. Bởi thông thường, chúng được đánh dấu rõ ràng và cung cấp các thông tin chính xác về nguồn gốc, xuất xứ và doanh nghiệp sản xuất.
Có nên sử dụng hàng OEM không?
Nhìn chung, các mặt hàng OEM đều đạt mức chất lượng tốt, xếp ở mức 9/10 so với các mặt hàng chính hãng. Điều này bởi vì chúng được sản xuất theo yêu cầu của các hãng và tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng cũng như được dán tem chính hãng.
Về giá cả, các mặt hàng OEM có giá thấp hơn hàng chính hãng do độ tinh xảo và tính bền không thể bằng hàng chính hãng một chút. Tuy nhiên, tổng thể, chúng vẫn đạt mức chất lượng gần như bằng với hàng chính hãng. Bởi các linh kiện và nguyên liệu đều được cung cấp từ nguồn gốc chính hãng.
Làm thế nào để phân biệt giữa OEM, ODM và OBM?
Trong ngành công nghiệp, ba khái niệm OEM; ODM và OBM thường được sử dụng rát nhiều nhưng dễ gây nhầm lẫn. Sau đây là những khái niệm giúp bạn phân biệt được 3 khái niệm này.
OEM
OEM là viết tắt của “Original Equipment Manufacturer” – nghĩa là các công ty hoặc nhà máy sản xuất hàng hóa dựa trên các thiết kế và thông số kỹ thuật được cung cấp sẵn bởi các công ty khác.
ODM
ODM là viết tắt của “Original Design Manufacturing” – nó ám chỉ hình thức kinh doanh tập trung vào việc thiết kế sản phẩm theo yêu cầu từ các đơn đặt hàng. Khác biệt giữa OEM và ODM:
- Công ty sản xuất OEM tập trung chủ yếu vào việc sản xuất và gia công các sản phẩm.
- Công ty ODM chịu trách nhiệm thiết kế và xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Các công ty ODM thường đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất.
OBM
OBM viết tắt của “Original Brand Manufacturer,” đề cập đến nhà sản xuất thương hiệu gốc. Những nhà sản xuất này không thực hiện thiết kế hoặc sản xuất sản phẩm mà tập trung vào việc phát triển và duy trì thương hiệu, cùng việc xây dựng lòng tin từ khách hàng. Các công ty OBM có thể thuê các công ty OEM và ODM để hỗ trợ việc tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Những lợi thế của việc sản xuất hàng OEM là gì?
Kinh doanh theo mô hình OEM mang đến nhiều lợi thế hơn so với mô hình kinh doanh truyền thống, đặc biệt là tại khâu sản xuất. Điểm khác biệt lớn nhất nằm ở việc doanh nghiệp có thể lược bỏ một số công đoạn hoặc toàn bộ khâu sản xuất. Vậy những lợi thế của việc sản xuất hàng OEM là gì? Dưới đây là một số lợi thế của kinh doanh sản xuất hàng OEM bạn có thể tham khảo nếu muốn lựa chọn mặt hàng này:
Chi phí đầu tư vào xưởng sản xuất không quá lớn
Khi kinh doanh theo mô hình OEM, doanh nghiệp không cần phải đầu tư một số lượng lớn vốn vào khâu sản xuất. Điều này giúp giảm thiểu chi phí tổng cộng và giúp sản phẩm có giá thành thấp hơn so với các mặt hàng cùng loại trên thị trường.
Tiếp cận kiến thức công nghệ mới
Hợp tác với các công ty OEM cung cấp cơ hội tiếp cận những kiến thức công nghệ mới và nền tảng kiến thức đang được phát triển. Tuy nhiên, khi lựa chọn nhà sản xuất và nhà cung ứng, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ là đối tác đáng tin cậy. Đặc biệt cần phải đảm bảo có trình độ công nghệ đủ để tránh rủi ro liên quan đến việc bị kiện tụng về việc ăn cắp công nghệ.
Linh hoạt trong việc thử nghiệm và thâm nhập thị trường
Mô hình OEM cho phép doanh nghiệp triển khai nhiều ý tưởng sản xuất và thử nghiệm nhiều loại mẫu mã khác nhau. Điều này giúp họ thăm dò thị trường và thâm nhập nhanh chóng vào các lĩnh vực mới và tiềm năng.
Cách xây dựng chiến lược sản xuất hàng OEM thành công
Mô hình kinh doanh OEM là một lựa chọn khả thi và thành công cao khi bạn có ý tưởng start-up nhưng không muốn đầu tư quá nhiều tiền vào việc sản xuất. Kinh doanh OEM thực chất là hợp tác gia công, sau đó đưa sản phẩm ra thị trường dưới thương hiệu của chính mình. Để xây dựng chiến lược sản xuất hàng OEM thành công, có một số ý tưởng quan trọng sau đây:
Xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng từ ý tưởng đến hướng đi
Mô hình OEM giúp tiết kiệm công sức và chi phí trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, việc thành công trong lĩnh vực này đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm vững công nghệ, công thức sản xuất và quy trình hoạt động.
Xây dựng chiến lược định vị thương hiệu của OEM là gì?
Đối với mô hình OEM, việc định vị thương hiệu trở nên vô cùng quan trọng. Vì doanh nghiệp không tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất, họ phải tập trung phát triển thương hiệu mạnh mẽ. Điều này giúp sản phẩm được đánh giá cao trong mắt người tiêu dùng.
Lựa chọn đối tác sản xuất đáng tin cậy
Doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác sản xuất uy tín, đảm bảo chất lượng và phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình. Điều này sẽ đảm bảo sản phẩm được tạo ra với chất lượng tốt nhất và hiệu quả cao nhất.
Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng tốt
Trong việc kinh doanh OEM, việc thiết lập hệ thống quản lý chất lượng rất quan trọng. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và xây dựng niềm tin vào thương hiệu. Doanh nghiệp nên xây dựng bộ phận kiểm soát chất lượng thường xuyên và định kỳ để đảm bảo sự hoàn thiện của sản phẩm.
Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm
Sau khi hoàn thiện sản phẩm, công ty cần lên kế hoạch phân phối thích hợp để đưa sản phẩm ra thị trường. Từ đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt thị hiếu của người tiêu dùng và áp dụng chiến lược tiêu thụ sản phẩm hiệu quả, tối đa hóa lợi nhuận.
Lời kết
OEM là gì đã được FPT Skillking giải đáp một cách chi tiết tin rằng bạn cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về OEM (Original Equipment Manufacturer). Đặc biệt, đối với những người có nhu cầu biến ý tưởng kinh doanh thành hiện thực mà không muốn đầu tư mở rộng công xưởng, mô hình OEM có thể là một lựa chọn đáng xem xét, vì nó sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho bạn. Mọi thắc mắc, băn khoăn về bài viết vui lòng để lại câu hỏi tại website https://skillking.fpt.edu.vn để được đội ngũ giải đáp sớm nhất.