OKR là gì? Sự khác biệt giữa OKR và KPI

OKR là thuật ngữ khá quen thuộc với các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh, mục tiêu chí là giúp các quản trị viên có thể xây dựng và phát triển doanh nghiệp theo đúng hướng. Tùy vào quy mô và cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp mà mỗi bên sẽ áp dụng một mô hình quản trị khác nhau. Vậy bạn đã biết OKR là gì chưa? Và sự khác biệt giữa OKR và KPI là gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

OKR là gì?

Định nghĩa OKR
Định nghĩa OKR

OKR được viết tắt bởi cụm từ tiếng anh Objectives and Key Results. Có thể hiểu là mục tiêu và kết quả then chốt. OKR giúp doanh nghiệp đưa ra tính toán chiến lược nhằm đạt được những mục tiêu bằng cách liên kết mục tiêu của công ty, các phòng ban và của từng cá nhân. Có 2 đặc điểm chính của phương thức thiết lập mục tiêu này là

Cấu trúc của OKR

Cấu trúc của mô hình này gắn liền với định nghĩa OKR là gì, nó được xây dựng dựa trên 2 yếu tố đó là mục tiêu và kết quả then chốt. Với mỗi yếu tố sẽ có một câu hỏi tương ứng đó là

Mục tiêu: Nơi bạn cần đến là gì?

Kết quả then chốt: Đến đó bằng cách nào?

Có thể hiểu mục tiêu được đặt ra cho từng cá nhân, phòng ban. Còn kết quả then chốt là những bước đo lường cần thiết để đạt được một mục tiêu đã có sẵn. Hệ thống này sẽ được kết hợp xuyên suốt từ bộ máy tổ chức đến ban lãnh đạo rời đến các phòng ban cho đến mọi cá nhân. Từ đó tạo một liên kết vững chắc giữa các tầng lớp trong công ty. Chúng sẽ tác động lên nhau để tạo nên một chí hướng chung.

Cấu trúc của OKR
Cấu trúc của OKR

Nguyên lý hoạt động của OKR

OKR là mô hình quản lý mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên OKR có hoạt động hơi khác vì nó dựa trên hệ thống niềm tin. Có 4 yếu tố nằm trong hệ thống niềm tin của OKR đó là:

Tính đo lường: Các kết quả then chốt phải được định lượng và đo lường được

Tính tham vọng: Khi đặt mục tiêu cần phải cao hơn so với ngưỡng năng lực bình thường

Tính hiệu suất: OKR không dùng để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Tính minh bạch: Tất cả các thành viên từ CEO đến thực tập sinh đều phải được theo dõi và biết được OKR của công ty

Phương thức tiếp cận này được phát triển bởi Andy Grove của tập đoàn Intel, rồi tiếp tục được phổ biến và kế thừa tại google. Hiện nay, OKR đã được rất nhiều tổ chức sử dụng bao gồm cả hải quân và Spotify.

Nguyên lý hoạt động của OKR 
Nguyên lý hoạt động của OKR

Lợi ích của OKR

Hoạt động quản trị doanh nghiệp sẽ được OKR hỗ trợ thông qua 6 lợi ích chính. Đó là:

  • Giúp liên kết nội bộ chặt chẽ: OKR giúp kết nối hiệu suất làm việc của phòng ban, cá nhân với mục đích chung của công ty. Từ đó đảm bảo rằng mọi nhân viên đang cùng có chung một định hướng.
  • Tập trung cho những vấn đề thiết yếu: OKR sẽ đưa ra 3-5 mục tiêu cho mỗi cấp độ giúp nhân viên và công ty nắm biết được nên ưu tiên vào hạng mục nào trước.
  • Tăng cường tính minh bạch: OKR sẽ xây dựng tính minh bạch trong công ty, nên mỗi cá nhân đều có thể nắm được công việc cũng như kế hoạch của mình.
  • Đo lường tiến độ hoàn thành nhiệm vụ: Qua các chỉ số OKR sẽ có thể phản ánh được các phòng ban hay các cá thể của công ty đang hoàn thành được bao nhiêu % công việc.
  • Trao quyền tới nhân viên: Có thể nắm rõ hoạt động của công ty, ban lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định chính xác đồng thời tạo cơ hội cho nhân viên theo dõi kết quả là việc của mình.
  • Đạt kết quả vượt bậc: OKR cho phép người quản lý phát huy tối đa khả năng của mình trong công việc, giúp cho công ty ngày càng phát triển và đạt được những thành quả ấn tượng.
Lợi ích của OKR
Lợi ích của OKR

Điểm khác nhau giữa OKR và KPI

KPI là thước đo mà doanh nghiệp thường dùng để theo dõi các hoạt động kinh doanh. KPI giúp doanh nghiệp theo dõi những thứ có thể đo lường được. Tuy nhiên chúng ta cần nhấn mạnh vào chỉ số mà giúp dự án thành công.

OKR là linh hồn và là định hướng mục tiêu mà bạn muốn thực hiện, nó là kết quả then chốt giúp cho doanh nghiệp có thể hoàn thành mục tiêu một cách nhanh chóng. Có thể thấy KPI và OKR là hai yếu tố bổ sung và hỗ trợ cho nhau để doanh nghiệp có thể hoạt động vững vàng và hiệu quả hơn.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về OKR. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ là mang đến bạn những thông tin hữu ích giúp bạn nhanh chóng tiếp cận và thực hiện được mô hình quản trị này cho riêng mình. Nếu bạn đang muốn tìm một khóa học chuyên sâu hơn thì hãy liên hệ với chúng tôi qua trang web https://skillking.fpt.edu.vn để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký khóa học nhanh nhất. FPT Skillking luôn cam kết sẽ mang đến bạn những khóa học bổ ích để có thể dễ dàng vững bước vào thị trường kinh doanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *