Workshop là một trong những khái niệm được nhắc đến rất nhiều và đặc biệt phổ biến với các bạn trẻ ở độ tuổi sinh viên. Tuy nhiên, sự lẫn lộn giữa các khái niệm cũng như không có một định nghĩa rõ ràng khiến nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về Workshop và lên kế hoạch về nó cho thành công. Vậy Workshop là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết này.
Mục lục
Workshop là gì?
Những thắc mắc về Workshop được rất nhiều người gửi đến cho chúng tôi. Phần đã đề chưa hiểu Workshop nghĩa là gì? Phần đông mọi người hiểu Workshop như một buổi phát biểu tập trung. Thực ra, cách hiểu này cũng không sai nhưng vẫn là chưa đủ. Workshop tại Việt Nam là một dạng hội thảo trao đổi kiến thức về một ngành nghề, lĩnh vực hay một chủ đề nào đó và dành cho mọi đối tượng có quan tâm đến thứ mà Workshop truyền tải. Thông thường, cấu trúc của một Workshop cơ bản sẽ gồm một phần chia sẻ kiến thức từ các chuyên gia hoặc người có tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực nào đó, phần còn lại là thời gian cho các khách mời tự làm việc và trao đổi với nhau.
Những ích lợi mà Workshop mang lại cho người tham dự
Ngoại trừ những Workshop được tổ chức ra với mục đích xấu, còn lại hầu hết các Workshop đều mang đến những kiến thức và ích lợi cho những người tham dự. Thông thường, tham dự một Workshop sẽ cho bạn những ích lợi sau:
-
Giúp cải thiện kỹ năng làm việc nhóm
Trong mọi Workshop hầu như sẽ có những hoạt động đội nhóm để hỗ trợ cho việc ghi nhớ kiến thức một cách tốt hơn. Điều này ép bạn phải cố gắng tìm cách để có thể kết nối với những người bạn lần đầu gặp gỡ và phối hợp với họ để hoàn thành thử thách được giao. Điều này sẽ khiến cho bạn dần cải thiện được các kỹ năng làm việc nhóm, vô cùng cần thiết cho quá trình đi làm sau này.
-
Giúp gia tăng khả năng tư duy sáng tạo
Thông thường, một buổi Workshop để gia tăng sự tập trung của những người tham dự cũng như giúp họ ghi nhớ kiến thức lâu hơn, người dẫn chương trình hoặc diễn giả sẽ đưa thông tin theo dạng những câu hỏi để bạn tự suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Điều này vô hình chung làm gia tăng khả năng tập trung cũng như kích thích năng lực suy luận sáng tạo trong mỗi người.
-
Bổ sung thêm những kiến thức thực tế bổ ích
Một Workshop sẽ cung cấp cho bạn một số những kiến thức về chủ đề nào đó. Tuy nhiên, khác với những kiến thức mang tính lý thuyết vào sách vở, những kiến thức trong các Workshop đều là những thông tin chắt lọc có tính thực dụng cao. Không chỉ vậy, những thông tin này đều đến từ những người có kiến thức rộng và đã hoạt động trong lĩnh vực lâu dài. Nhờ vậy mà các thông tin bạn nhận được sẽ sát với tình hình thực tế hơn. Đồng thời, bạn cũng có thể trao đổi trực tiếp với các diễn giả để có được thông tin mà mình mong muốn thông qua phương pháp đặt câu hỏi.
-
Workshop là một trong những kênh Marketing hiệu quả và tiết kiệm chi phí
Đối với các doanh nghiệp tổ chức, đặc biệt là với các doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo thì Workshop có thể xem như một kênh tiếp thị vô cùng tuyệt vời. Workshop tập trung rất nhiều những người có cùng một mối quan tâm cụ thể, do đó rất dễ để doanh nghiệp có thể nhắm đúng đến nhu cầu của họ. Nếu so với những kênh tiếp thị truyền thống, Workshop đã và đang cho thấy những hiệu quả tuyệt vời.
Các chủ đề Workshop phổ biến tại Việt Nam
Trong những năm trở lại đây, Workshop đang dần trở nên phổ biến hơn rất nhiều tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn bởi mô hình này mang đến lợi ích cho cả người tham gia và đơn vị tổ chức. Nội dung chủ yếu của các Workshop xoay quanh việc trao đổi về một chủ đề đang được quan tâm nhiều. Ngoài ra, một số buổi thử nghiệm sản phẩm mới cũng được tổ chức dưới dạng Workshop để thu thập những trải nghiệm của người dùng.
➡️➡️➡️ Tham khảo thêm:
- Seeding Là Gì? Làm Sao Để Seeding Một Cách Hiệu Quả
- Khóa học Digital Marketing – Đào tạo Digital Marketing Full-stack
Những dạng Workshop phổ biến hiện nay
-
Workshop chia sẻ kiến thức
Workshop chia sẻ kiến thức có thể xem là dạng Workshop phổ biến nhất hiện nay. Chủ đề của những Workshop này xoay quanh việc trao đổi về ngành nghề nào đó thông qua những chia sẻ, kinh nghiệm của những chuyên gia trong ngành. Những buổi Workshop này rất được nhiều người quan tâm, đặc biệt là các bạn trẻ đang trong quá trình tích lũy kinh nghiệm. Buổi Workshop dạng này thường kéo dài khoảng 4 tiếng hoặc ngắn hơn, mở đầu với phần chia sẻ thông tin từ diễn giả và sau đó là khoảng thời gian cho những câu hỏi của các khách mời.
-
Workshop thực hành
Thay vì tập trung vào việc trao đổi thông tin, Workshop thực hành dành nhiều thời gian cho việc thực hành để người tham gia nhanh chóng nắm được các kiến thức và kỹ năng được truyền tải. Dạng Workshop thường được tổ chức trong nội bộ các công ty để nâng cao tay nghề cho các nhân sự của công ty. Thời gian thường không giới hạn và thậm chí có thể diễn ra trong vài ngày.
-
Workshop marketing
Như đã có nói qua, Workshop phục vụ Marketing thường tập trung vào việc đem đến những trải nghiệm về các mẫu sản phẩm mới cho khách hàng. Những Workshop này thường được tổ chức rất kỹ lưỡng và trang trọng. Thông thường, các khách mời của các Workshop như này đều là các chuyên gia hoặc nhà báo để đưa ra những góp ý về sản phẩm cũng như tiếp thị.
Những bước để có được một Workshop thành công
Một Workshop thoạt nhìn có vẻ đơn giản, tuy nhiên để có được sự thành công lại cần đến rất nhiều sự nỗ lực của những người tổ chức. Thông thường, để tổ chức một Workshop cần tuân theo những công đoạn sau:
-
Chuẩn bị cho Workshop
Bạn sẽ cần phải xác định mục tiêu của Workshop cũng như lên một format cụ thể. Bạn cũng cần chuẩn bị các cơ sở vật chất như hội trường, phụ kiện… Các khách mời đến với Workshop cũng cần được lên danh sách, gửi lời mời cũng như đưa cho họ lộ trình của Workshop để họ nắm được qua về toàn bộ những điều mà Workshop muốn truyền tải.
-
Xác định những ai sẽ tham gia Workshop và nhiệm vụ của họ
Một Workshop không chỉ có diễn giả và khách mời để có thể vận hành một cách hoàn hảo. Nó phải bao gồm những người giám sát, đều phối và ghi chép để đảm bảo Workshop vận hành một cách trơn tru theo đúng kế hoạch đề ra.
-
Vận hành buổi Workshop theo kịch bản
Sau khi đã có được sự chuẩn bị kỹ càng cùng những phân công công việc cụ thể, Workshop cần được triển khai bằng lời dẫn dắt của MC. Bắt đầu bằng những lời chào, giới thiệu sơ bộ về lý do mà Workshop được tổ chức. Sau đó, các diễn giả sẽ được mời lên để phát biểu và các phần còn lại được triển khai. Bạn cũng nên có một vài phương án dự phòng ví dụ như một vài tiết mục văn nghệ để câu giờ khắc phục sự cố nếu có sự cố xảy ra.
-
Tổng kết và phân tích những mặt còn hạn chế để rút kinh nghiệm
Rất khó để tổ chức được một Workshop hoàn hảo, tuy nhiên nếu bạn có thể phân tích được những mặt hạn chế qua mỗi lần tổ chức, những lỗi lầm từng mắc sẽ không bao giờ lặp lại.
Trên đây là những giải đáp về Workshop là gì cũng như những điều cần biết để có thể tổ chức được một Workshop hiệu quả. Trở thành một nhân sự Digital Marketing Fullstack hiện đang là công việc được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Nếu bạn đang tìm kiếm nơi theo học để sớm gia nhập thị trường việc làm, hãy tham khảo ngay khóa đào tạo của FPT Skillking. Với đội ngũ giáo viên đều là những người làm việc lâu năm trong ngành, kết hợp với giáo trình chuẩn quốc tế sẽ giúp cho bạn dễ dàng bước chân vào thị trường việc làm đầy dẫy tiềm năng và cơ hội.