Slogan là gì? Tại sao tất cả các thương hiệu lớn đều có slogan

Chắc hẳn mỗi lần nhìn lên biển hiệu quảng cáo hay có lướt qua những video ads, bạn sẽ thường bắt gặp những câu nói ngắn gọn kiểu như “BAEMIN, nóng giòn đây!” hay “In Search of Incredible – ASUS”… Những câu slogan ngắn gọn như vậy đã tiêu tốn không biết bao nhiêu tiền bạc của các doanh nghiệp. Vậy slogan là gì và tại sao các thương hiệu lớn lại chi nhiều tiền đến vậy chỉ cho một câu nói? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Slogan là gì?
Slogan là gì?

Slogan là gì?

Có khá nhiều định nghĩa về Slogan, tuy nhiên nhìn chung thì chúng đều mang những điểm chung. Đầu tiên, Slogan là một câu văn ngắn gọn hết sức có thể bởi khách hàng không muốn phải nghe những thứ dài dòng, phức tạp. Tiếp đến, nó phải mang ý nghĩa về giá trị, lời hứa hay định hướng phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ như câu Slogan của ASUS là “In Search of Incredible” tạm dịch là tìm kiếm sự phi thường. Nó thể hiện một lời hứa của doanh nghiệp là sẽ luôn mang đến những sản phẩm “phi thường” cho khách hàng. Tóm lại, có thể hiểu ngắn gọn, Slogan là một khẩu hiệu ngắn gọn để mô tả một giá trị cốt lõi, định hướng phát triển hoặc một lời hứa của thương hiệu với khách hàng.

Slogan nổi tiếng của các thương hiệu lớn
Slogan nổi tiếng của các thương hiệu lớn

Thông thường, các câu Slogan sẽ được áp dụng các biện pháp chơi chữ, điệp âm điệp từ để nội dung thêm phần ngắn gọn, ấn tượng hơn với khách hàng. Đồng thời, nó cũng là cho khách hàng dễ dàng nhớ đến bạn, làm nổi bật thương hiệu trong tâm trí người dùng.

Tại sao các thương hiệu lớn đều có Slogan

Coca Cola, Pepsi, Toyota, BMW… hay bất cứ một thương hiệu nào cũng đều có slogan của mình. Chỉ một câu khẩu hiệu tiêu tốn rất nhiều tiền bạc của các thương hiệu để có được nó. Vậy, tại sao các thương hiệu đều phải có Slogan cho riêng mình? Đầu tiên, như đã nói ở trên thì một Slogan hay sẽ giúp người dùng ấn tượng rõ ràng hơn rất nhiều về sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu. Ví dụ như khi nhắc đến Nike người ta sẽ nhớ đến ngay Slogan “Just do it” với tinh thần phóng khoáng dám nghĩ dám làm.

Slogan của Nike đã đi cùng thương hiệu rất lâu và được định giá lên tới 26 tỷ đô
Slogan của Nike đã đi cùng thương hiệu rất lâu và được định giá lên tới 26 tỷ đô

Một Slogan sẽ đi cùng với thương hiệu trên một chặng đường phát triển rất dài và thường sau một khoảng thời gian rất dài thì thương hiệu mới đổi một Slogan. Do đó, việc đầu tư chất xám và Slogan là rất quan trọng. Slogan tuy thoạt nhìn rất đơn giản nhưng nó lại yêu cầu rất nhiều tiêu chí bao hàm trong đó. Chính vì vậy, để có được một slogan hay, thương hiệu thường không tiếc bất cứ một khoản tiền nào.

Ngoài ra, nếu bạn có để ý thì trên các quảng cáo dạng TVC, kết thúc của các TVC thường sẽ chính là slogan của thương hiệu. Do đó, Slogan lúc này đóng vai trò then chốt trong việc gây ấn tượng và đọng lại những giá trị về thương hiệu trong đầu người xem. Nếu không có Slogan, sẽ chẳng có thứ gì có thể gây ấn tượng được với khách hàng.

Các thương hiệu Việt hiện nay cũng đều sở hữu cho mình những Slogan đi cùng thương hiệu. Với Biti’s chúng ta có Slogan đã mang tính biểu tượng là “Nâng niu bàn chân Việt”, thể hiện mong muốn phục vụ người Việt Nam ngày càng tốt hơn. Với Vinamilk thì chúng ta cũng có Slogan “Vươn cao Việt Nam” thể hiện mong muốn nâng cao vóc dáng của trẻ em Việt.

Một Slogan hay thì phải gồm những yếu tố nào?

Một câu Slogan hay có thể tự nhiên xuất hiện trong đầu người làm Marketing. Tuy nhiên, nếu không có bất cứ ý tưởng nào, Slogan sẽ được xây dựng dựa trên những tiêu chí sau:

  • Có tính mục tiêu

Một Slogan phải có một mục tiêu cụ thể. Mục tiêu của một Slogan rất đa dạng và tùy theo chiến lược của nhãn hàng. Đó có thể là lời hứa nâng niu bàn chân người Việt như Bitis, cũng có thể là tinh thần dám nghĩ, dám làm như Slogan “Just do it” của Nike. Một vài trường hợp cá biệt có thể có những mục tiêu đặc biệt hơn. Ví dụ điển hình là Pepsi với khẩu hiệu “Next Generation”. Slogan này ra đời trong bối cảnh Pepsi và Cocacola luôn đối đầu nhau trên mọi mặt trận. Khẩu hiệu này của Pepsi có mục tiêu khẳng định thương hiệu là một sự mới mẻ, thế hệ mới năng động so với Cocacola già cỗi.

  • Phải ngắn gọn

Điều này là đương nhiên rồi! Khách hàng rất lười đọc, do đó, một Slogan ngắn gọn sẽ dễ được khách hàng đọc hết hơn.

  • Không gây phản cảm

Một Slogan có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ gây hấp dẫn, tuy nhiên, nếu nó gây phản cảm tới cộng đồng hoặc 1 bộ phận cộng đồng thì slogan đó không thể dùng được. Một Slogan phản cảm có thể hủy diệt tất cả những sự thiện cảm của người dùng với thương hiệu.

Trên đây là những giải đáp về Slogan là gì cũng như những những tiêu chí của một Slogan tiêu chuẩn. Nếu bạn đang tìm hiểu về marketing và có mong muốn trở thành một người làm Digital Marketing Full stack mà vẫn chưa tìm được địa chỉ đào tạo như ý, hãy tham khảo ngay khóa đào tạo của FPT Skillking. Với đội ngũ giáo viên đều là những người làm việc lâu năm trong ngành, kết hợp với giáo trình chuẩn quốc tế sẽ giúp cho bạn dễ dàng bước chân vào thị trường việc làm đầy dẫy tiềm năng và cơ hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *