Tất cả những gì sinh viên cần để có một Brand love đã được giải đáp tại NNNT Talkshow Brand Model & Framework – Xây dựng nhận diện thương hiệu hiệu quả. Dẫn dắt talkshow 16/12 hôm ấy là cặp đôi song kiếm hợp bích cô Trần Thùy Dương và thầy Tâm Đỗ.
Phần I: Cô Du Du và các khái niệm và Branding
Tại talkshow, cô Trần Thùy Dương (cô Du Du) đã mở đầu về các khái niệm branding, một trong số đó là định nghĩa Brand Identity Prism hay Lăng kính nhận diện thương hiệu. Theo đó, Brand Identity Prism hoạt động như một sơ đồ để diễn tả cách những yếu tố tạo nên bản sắc thương hiệu liên kết với nhau như thế nào. Năm 1996, Jean Noel Kapferer đã xác định và mô hình hóa các yếu tố giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được một thương hiệu mạnh mẽ. Các yếu tố chính trong mô hình nhận diện thương hiệu của Kapferer bao gồm:
- Physique (Vật chất)
- Personality (Tính cách)
- Culture (Văn hóa)
- Relationship (Quan hệ)
- Self-image (Hình ảnh bản thân)
- Reflection (Sự phản ánh, suy ngẫm
Cô Du Du đã đưa ra một ví dụ điển hình về định vị thương hiệu của thời trang On OFF. Đây là một thương hiệu không thể có được lòng tin từ khác hàng được trong một sớm một chiều. Người tiêu dùng cần có thời gian để từ biết sang hứng thú, tìm hiểu, trải nghiệm, và yêu mến. Dựa trên 6 tiêu chí cô vừa đưa ra, thời trang On OFF được phân tích trên sơ đồ để các sinh viên dễ hình dung.
Khi các tiêu chí hoạt động đồng bộ, sơ đồ này cung cấp cho sinh viên thông tin về một brand love có cấu trúc và được xác định rõ ràng. Ngoài ra cô cũng nhấn mạnh khi tạo được bản sắc thương hiệu độc đáo, khác biệt và rõ ràng về thông điệp thương hiệu đang cố gắng truyền đạt, đây có thể sẽ trở thành nền tảng của một brand love lâu dài.
Cuối cùng là những kiến thức về mô hình thương hiệu từ cô Du Du đã giúp sinh viên tìm ra ưu nhược điểm của 3 mô hình thương hiệu chính: Mô hình thương hiệu gia đình, mô hình thương hiệu cá biệt và mô hình kết hợp đa thương hiệu.
Phần II: Brand Identity và các thương hiệu thành công
“Có nhiều thương hiệu sở hữu Vibe giống nhau nhưng mỗi một ngành hàng sẽ có những top of mine khác nhau để khi nhắc đến, ngay lập tức có thể hiện lên trong tư duy của khách hàng” là phần mở đầu của anh Tâm Đỗ.
Hiểu một cách đơn giản, brand identity là những yếu tố liên quan đến bộ nhận diện thương hiệu. Là tổng hợp tất cả các thành tố nhằm xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu đúng đắn về doanh nghiệp, công ty lên cộng đồng. Thông qua bộ nhận diện thương hiệu, khách hàng sẽ dễ dàng nhận biết và phân biệt thương hiệu này với các thương hiệu khác.
Ngoài ra, brand identity còn là yếu tố quan trọng quyết định đến sự nhất quán trong thương hiệu và tạo được khả năng ghi nhớ tốt cho từng khách hàng đối với thương hiệu doanh nghiệp.
Anh Tâm cũng giúp sinh viên hiểu về “Stereotype” – đây là những khuôn mẫu người ta mặc định trong đầu, có thể tốt, có thể xấu. Ví dụ như, khi gặp một người Đức lần đầu tiên, bạn tự nhủ “người này chắc hẳn rất đúng giờ và cầu toàn, như mọi người Đức khác”. Từ ví dụ về khuôn mẫu trên anh Tâm Đỗ nói sâu hơn về các thành phần trong thiết kế bao gồm: Point, Line, Shape, Space, Form, Color, Texture, đây là chìa khóa quan trọng đóng góp thành công tạo ra Stereotype.
Phần III: Q&A – Sợ gì không hỏi
Dường như với chủ đề Branding sinh viên đã đứng ngồi không yên với một loạt các câu hỏi cần giải đáp. Bạn Hương Nhi đã đặt ra câu hỏi về vòng đời của một thương hiệu và được Cô Du trả lời: ‘Vòng đời thương hiệu có thể được chia thành 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những ảnh hưởng đối với cách nhìn của người tiêu dùng về thương hiệu và bất kỳ một sơ suất nào trong mỗi giai đoạn đều dẫn đến những hậu quả bất lợi.” Sau đó cô đã chỉ ra đặc điểm của mỗi giai đoạn và các lưu ý cần thiết. Kết thúc chương trình, 5 bạn nhận được quà tặng vì tương tác nhiệt tình cùng với những câu hỏi hay đó là: Hương Nhi, Thu Trang, Huy Hoàng, Minh Đức và Anh Tấn
Xây dựng Branding là một quá trình lâu dài kết hợp nhiều yếu tố, một trong số đó là 2 phần nội dung mà 2 diễn giả đến từ FPT Skillking và FPT Arena đã chia sẻ cho sinh viên. Chắc chắn sau buổi talkshow lần này, sinh viên đã hiểu bản chất của mối quan hệ giữa thương hiệu với người tiêu dùng thông qua một số mô hình cụ thể. Và bây giờ thì cùng nhìn lại một số hình ảnh tại buổi talkshow diễn ra tại 94 Lương Yên:
“NÓI NHỎ, NÓI TO” là một chuỗi talkshow chia sẻ, lan toả kiến thức, tri thức kiến thức, tri thức về đa lĩnh vực, các kiến thức trong sách vở, trường lớp tới những trải nghiệm thực tế.
Với mong muốn ai cũng được tiếp nhận kiến thức & tri thức trong mùa Covid, cùng được trải nghiệm học tập online dù đang ở bất kỳ nơi đâu, Viện đào tạo quốc tế FPT (FAI) cùng các cán bộ, giảng viên, các khách mời, cộng sự và các đối tác tổ chức một chuỗi talkshow với tên gọi NÓI NHỎ, NÓI TO – “Nhỏ – to cùng chia sẻ” để lan tỏa kiến thức, tri thức về nhiều lĩnh vực từ Mỹ thuật Đa phương tiện, Công nghệ thông tin tới Tiếp thị số, các kiến thức trong sách vở, trường lớp tới những trải nghiệm thực tế bắt đầu từ năm 2021.
Cùng tinh thần Sharing & Giving, dự án NÓI NHỎ, NÓI TO – “Nhỏ – to cùng chia sẻ” có mục tiêu lan tỏa giá trị về cả tri thức lẫn tinh thần tích cực tới 4.500 người & dành cho những ai muốn học hỏi thêm kỹ năng mới, tìm hiểu một lĩnh vực mới hay nâng cấp thêm kiến thức của bản thân để sẵn sàng cho công việc sau khi dịch bệnh đã qua đi.