Trademark là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa một thương hiệu và Trademark

Dù chỉ mới bắt đầu được nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn tại Việt Nam, tuy nhiên vấn đề bản quyền đã và đang được các đơn vị nước ngoài hết sức xem trọng. Trademark là một trong những biện pháp được các doanh nghiệp sử dụng bảo vệ chính mình khi có những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ nổ ra. Vậy Trademark là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Trademark là gì?
Trademark là gì?

Trademark là gì?

Trademark hiểu theo nghĩa tiếng việt là “nhãn hiệu”. Tuy nhiên khác với nhãn hiệu thông thường, một nhãn hiệu đã được gọi là Trademark khi và chỉ khi chúng đa được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Theo luật pháp của mọi quốc gia, một Trademark  đã được đăng ký bảo hộ thì sẽ không thể bị sử dụng bởi một đơn vị khác tại quốc gia mà bạn đã đăng ký. Một Trademark đã được đăng ký sẽ tồn tại mãi mãi cùng thương hiệu chứ không có kỳ hạn giống như chứng nhận đăng ký quyền sở hữu trí tuệ như thông thường.

Vậy tại sao lại cần phải có Trademark?

Trademark bảo vệ thương hiệu khỏi những tranh chấp về sở hữu trí tuệ
Trademark bảo vệ thương hiệu khỏi những tranh chấp về sở hữu trí tuệ

Hãy tưởng tượng, một thương hiệu như Apple đã quá nổi tiếng với các sản phẩm Iphone của mình. Người dùng mua và sử dụng các sản phẩm Iphone vì các tính năng và sự yêu quý dành cho thương hiệu này. Giả sử, nếu có một đơn vị nào đó cũng sản xuất ra những chiếc điện thoại thông minh và đặt cho nó cái tên Iphone tương tự thì điều gì sẽ xảy ra? Chắc chắn sẽ có một bộ phận không  nhỏ người dùng mua nhầm phải các sản phẩm này và đơn vị chịu thiệt thòi sẽ chính là Apple.

Do đó, Trademark được ra đời để tránh tình trạng trên xảy ra. Nhờ vậy, các thương hiệu hoàn hoàn có thể tránh được những trường hợp trục lợi dựa trên thương hiệu của mình. Đồng thời nếu có đơn vị nào cố tình để sử dụng nhãn hiệu giống thương hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ trước những tranh chấp pháp lý.

Vậy Trademark và thương hiệu có phải là một?

Điều này chắc chắn là không? Mặc dù có nhiều điểm khá tương đồng, tuy nhiên Trademark và thương hiệu lại là hai khái niệm khác nhau.

Thương hiệu có thể xem như một cái tên mà doanh nghiệp đặt ra cho chính mình để đánh dấu sự ra đời, giống như khi cha mẹ đặt tên cho con lúc mới sinh ra. Việc đặt tên như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp. Ví dụ như anh A có một cửa hàng đồ nội thất gỗ và đặt tên cho thương hiệu của mình là đồ nội thất gỗ A. Sau một thời gian kinh doanh, cửa hàng trở nên phát đạt và bắt đầu có một vài bên bắt đầu sử dụng thương hiệu đồ nội thất gỗ A của anh nhằm ăn theo danh tiếng. Anh A ngay lập tức đi đăng ký sở hữu trí tuệ cho thương hiệu của mình. Từ đó, thương hiệu của anh được bảo hộ bởi pháp luật khi có bất cứ tranh chấp nào diễn ra. Tên thương hiệu đồ nội thất A trở thành một Trademark.

Một thương hiệu có thể đăng kí nhiều Trademark
Một thương hiệu có thể đăng kí nhiều Trademark

Tuy nhiên, đó chỉ là tên thương hiệu đã trở thành 1 Trademark và được pháp luật bảo hộ. Trong Marketing, thương hiệu không chỉ bao gồm một cái tên mà nó còn là hình ảnh trong lòng khách hàng, sự tin tưởng và yêu mến của họ. Thương hiệu chỉ có thể được tồn tại khi có được sự yêu mến, công nhận từ khách hàng. Trademark thì khác, nó được tạo ra bởi sự công nhận của tổ chức bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, một thương hiệu có thể có nhiều dòng sản phẩm và mỗi dòng sản phẩm với một cái tên riêng đều có thể được đăng ký để trở thành Trademark . Như ví dụ về Apple về dòng Iphone, họ cũng có cả những sản phẩm nổi tiếng khác như Macbook hay IMac. Các dòng sản phẩm này đều có thể được đăng ký để trở thành một Trademark, tuy nhiên rõ ràng là chúng đều không phải một thương hiệu.

??? Tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu của thương hiệu đã được cấp Trademark

Các ký hiệu Trademark
Các ký hiệu Trademark

Để chứng nhận một thương hiệu đã được đăng ký Trademark cũng như để cảnh báo các thương hiệu khác không được sao chép. Có 4 dấu hiệu mà bạn có thể gặp là:

  • Ký hiệu ™ – Trademark: Đây là một trong những ký hiệu phổ biến nhất mà bạn có thể bắt gặp. Chúng thường được gắn cùng logo, biểu tượng hoặc một cụm từ để đánh dấu quyền sở hữu.
  • Ký hiệu R – Register: Đây là ký hiệu cho các thương hiệu đã được chứng nhận bởi đơn vị quyền sở hữu trí tuệ
  • Ký hiệu SM – Service Mark: Tương tự như Trademark nhưng dành riêng cho các doanh nghiệp dịch vụ.
  • Ký hiệu C – Copyright: Ký hiệu dành riêng cho các đơn vị đã được đăng ký độc quyền.

Trên đây là những giải đáp về Trademark là gì cũng như sự khác nhau cơ bản giữa Trademark và thương hiệu. Hiện tại, FPT Skillking đang cung cấp khóa đào tạo Digital Marketing fullstack với giáo trình quốc tế, giúp học viên sau khi đào tạo có thể ngay lập tức hòa nhập với thị trường việc làm trong và ngoài nước. Để tham khảo về khóa học, bạn vui lòng truy cập vào FPT Skillking. Với đội ngũ giáo viên đều là những người làm việc lâu năm trong ngành sẽ giúp cho bạn dễ dàng bước chân vào thị trường việc làm đầy dẫy tiềm năng và cơ hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *