Kênh phân phối là gì? Những kênh phân phối phổ biến hiện nay

Kênh phân phối là một trong những yếu tố vô cùng quan trong giúp các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa của mình. Nó là một khái niệm không hề mới, tuy nhiên theo những chuyển biến của xã hội mà các kênh phân phối cũng luôn có những sự đổi mới và biến chuyển để trở nên phù hợp hơn. Vậy kênh phân phối là gì và những kênh phân phối phổ biến được các doanh nghiệp sử dụng gồm những kênh nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Kênh phân phối - công cụ phân bổ hàng hóa tới người mua
Kênh phân phối – công cụ phân bổ hàng hóa tới người mua

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối là những thành phần đảm nhiệm nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tới tay khách hàng. Các thành phần này có thể là con người, tổ chức, nền tảng công nghệ… với chung một mục đích là phân phối được nhiều hàng hóa nhất có thể.

Kênh phân phối đảm nhận quá trình mang sản phẩm tới với người mua
Kênh phân phối đảm nhận quá trình mang sản phẩm tới với người mua

Có khá nhiều các kênh phân phối mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để gia tăng được số sản phẩm bán ra và hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng một hoặc nhiều kênh phân phối khác nhau. Tuy nhiên, dù là kênh phân phối nào cũng sẽ tồn tại ưu và nhược điểm riêng khiến doanh nghiệp cần phải cân nhắc khi lựa chọn.

2 hình thức chính của kênh phân phối

Trước khi đến với các kênh phân phối phổ biến, bạn cần nắm được 2 hình thức chính của chúng. Hình thức đầu tiên chính là các kênh phân phối không có trung gian. Ở hình thức này, sản phẩm trực tiếp đi từ nhà máy tới tay người tiêu dùng mà không qua thêm bất cứ một đơn vị trung gian nào cả. Ưu điểm của việc không có trung gian đầu tiên sẽ khiến mức giá sản phẩm thấp nhất do không tốn thêm chi phí trung gian. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoàn toàn nắm được mọi thứ trong quá trình cung ứng này và dễ dàng tiếp nhận những phản hồi của người dùng. Tuy vậy, nhược điểm của phương pháp này chính là khả năng tiếp cận khách hàng thấp. Kênh phân phối trực tiếp là kênh duy nhất hoạt động theo hình thức này.

Ưu điểm của hình thức này chính là nhược điểm của hình thức kia và ngược lại
Ưu điểm của hình thức này chính là nhược điểm của hình thức kia và ngược lại

Hình thức còn lại là các kênh phân phối có trung gian. Các kênh phân phối 1 cấp, 2 cấp, 3 cấp, đa cấp và kênh hiện đại là những kênh phân phối đang hoạt động theo hình thức này. Ưu điểm vượt trội của hình thức này chính là độ phủ rất lớn và dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp rất khó để kiểm soát được các kênh phân phối này cũng như khó để nhận được phản hồi của người dùng. Bên cạnh đó, mức giá sản phẩm tới tay người dùng sẽ thường bị tăng lên do qua mỗi bên trung gian lại phải phải tốn kém thêm những chi phí khác nhau.

??? Tìm hiểu thêm: Marcom Là Gì? Mục Tiêu Của Doanh Nghiệp Khi Làm Tiếp Thị

Các kênh phân phối phổ biến hiện nay

Kênh phân phối trực tiếp

Như đã nói, kênh phân phối này hoạt động bằng cách cung cấp trực tiếp các sản phẩm đến với khách hàng, từ đó mang đến những sản phẩm với giá thấp nhất. Tuy nhiên, với những nhược điểm của 1 kênh phân phối không trung gian, đây chỉ là một trong những kênh phân phối phụ của doanh nghiệp.

Các kênh phân phối phổ biến
Các kênh phân phối phổ biến

Kênh phân phối 1 cấp

Với kênh phân phối 1 cấp, hàng hóa sẽ được phân phối từ nhà máy đến nhà bán lẻ rồi mới được đến tay người tiêu dùng. Nhờ vậy, hàng hóa sẽ tới được với nhiều người tiêu dùng hơn. Tuy nhiên, việc quản lý các đơn vị bán lẻ này là tương đối khó khăn bởi số lượng lớn.

Kênh phân phối 2 cấp

Thay vì chỉ có nhà bán lẻ đóng vai trò trung gian, với mô hình kênh phân phối 2 cấp, nhà bán sỉ sẽ đóng vai trò trung gian từ nhà máy tới nhà bán lẻ. Nhờ vậy, việc phân phối hàng hóa đi xa sẽ trở nên đỡ tốn kém hơn với doanh nghiệp. Chỉ với 1 hoặc 2 nhà bán sỉ tại một địa phương là hàng hóa đã dễ dàng có thể phân phối đi khắp các đơn vị bán lẻ. Các thủ tục tiếp nhận sản phẩm lỗi cũng sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp gần như không thể kiểm soát được quá trình bán hàng.

Kênh phân phối 3 cấp

Ở kênh phân phối 3 cấp sẽ có thêm đối tượng cò mối đóng vai trò trung gian giữa doanh nghiệp với các nhà bán sỉ. Nhờ vậy doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nhà bán sỉ mới. Tuy nhiên, rủi ro nằm ở việc các cò mối có thể thổi giá hoặc quảng cáo sai sự thật về sản phẩm nhằm trục lợi, gây tổn hại tới uy tín doanh nghiệp.

Kênh phân phối hiện đại

Đây là kênh phân phối xuất hiện cùng với sự phát triển của công nghệ và có thể ở cả dạng 1,2 và 3 cấp. Dù bị giới hạn bởi sự phát triển của công nghệ, tuy nhiên kênh phân phối hiện đại vẫn đã và đang phối hợp rất tốt với các kênh còn lại để phân phối hàng hóa cho người dùng. Tuy nhiên, hạn chế là chỉ một số sản phẩm mới có thể áp dụng được kênh phân phối hiện đại.

Kênh phân phối đa cấp

Kênh phân phối đa cấp
Kênh phân phối đa cấp

Thông qua các cấp trung gian, mỗi sản phẩm bán được thì người bán sẽ nhận được hoa hồng từ doanh nghiệp. Và để bán được nhiều hàng hơn, họ tiếp tục tìm kiếm những người trung gian khác và chia lại 1 phần tiền hoa hồng mà mình nhận được. Đó chính là kênh phân phối đa cấp. Sở hữu mọi ưu điểm của các kênh phân phối trên, tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro một số đối tượng sử dụng kênh phân phối đa cấp như một hình thức lừa đảo, gây tổn hại đến uy tín doanh nghiệp.

Trên đây là những giải đáp về kênh phân phối là gì cũng như những kênh phân phối đang tồn tại hiện nay. Trở thành một nhân sự Digital Marketing Fullstack hiện đang là công việc được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Nếu bạn đang tìm kiếm nơi theo học để sớm gia nhập thị trường việc làm, hãy tham khảo ngay khóa đào tạo của FPT Skillking.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *