Vòng đời sản phẩm là một thuật ngữ thường được sử dụng trong Marketing để mô tả quá trình của một sản phẩm từ khi bắt đầu có ý tưởng cho đến khi nó được bày bán trên thị trường. Hãy cùng FPT Skillking tìm hiểu chi tiết hơn về vòng đời sản phẩm trong Marketing là gì và những lợi ích của vòng đời sản phẩm qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Vòng đời sản phẩm trong Marketing là gì?
Vòng đời sản phẩm (Product Life Cycle) là chu trình của sản phẩm, từ lúc bắt đầu lên ý tưởng đến khi bị đào thải ra khỏi thị trường. Việc xác định vòng đời sản phẩm giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được các giai đoạn thông qua quá trình thay đổi lợi nhuận và sự tăng trưởng doanh số
Một sản phẩm không cần thiết phải có đầy đủ các giai đoạn. Giai đoạn dài hay ngắn còn phụ thuộc vào lĩnh vực mà doanh nghiệp hướng tới. Vòng đời của sản phẩm có thể phát triển dài hạn, ví dụ như sữa, hàng tiêu dùng,…
Các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm trong Marketing
Vòng đời sản phẩm trong tiếp thị bao gồm bốn giai đoạn. Các giai đoạn này thường được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi cho các chiến lược định giá và quản lý sản phẩm. Đồng thời nó đặc biệt hữu ích cho việc lập ngân sách cho các chiến dịch tiếp thị/tiếp thị.
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm (Introduction Stage)
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm là giai đoạn sản phẩm được ra mắt ngoài thị trường. Giai đoạn này thường được thực hiện sau thời gian doanh nghiệp nghiên cứu, xây dựng, phát triển và hoàn thiện sản phẩm. Giai đoạn này doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí khá lớn để quảng bá cho sản phẩm cũng như thương hiệu. Chính vì điều này, giá thành của sản phẩm trong giai đoạn này thường rất cao. Doanh thu của doanh nghiệp ở giai đoạn này thường không đủ để bù vào các chi phí dẫn đến việc bị lỗi trong thời gian đầu.
Giai đoạn phát triển sản phẩm (Growth Stage)
Sau khi mở rộng các chiến lược Marketing, sản phẩm cũng như doanh nghiệp được khách hàng biết đến nhiều hơn khiến cho doanh thu của doanh nghiệp ổn định hơn so với thời gian đầu giới thiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, các khoản chi phí của doanh nghiệp bỏ ra đang dần được cắt giảm, giá thành sản phẩm không còn cao như giai đoạn trước. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các đối thủ cạnh tranh đang bắt đầu xuất hiện. Doanh thu đang tăng lên và chi phí đang được bù vào để hướng tới điểm hòa vốn của công ty nhưng những thách thức phía trước vẫn còn nhiều.
Giai đoạn trưởng thành (Maturity Stage)
Giai đoạn này sản phẩm ghi được dấu ấn vững chắc trong lòng người tiêu dùng. Đây là giai đoạn ổn định nhất của sản phẩm vì tiết kiệm chi phí ở mức tối thiểu và giá cả ổn định. Mặc dù số lượng khách hàng không nhiều như giai đoạn trước nhưng lại đều đặn và sử dụng sản phẩm trong một thời gian dài. Ngoài ra, ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh xuất hiện, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược nghiên cứu, phát triển và khác biệt hóa để đạt được lợi thế cạnh tranh.
Giai đoạn suy thoái (Decline Stage)
Đây chính là giai đoạn cuối cùng để quyết định việc tiếp tục hay kết thúc của vòng đời sản phẩm. Giai đoạn này số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều nhất và các doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư lớn. Ngoài ra, giá các sản phẩm cũng sẽ được giảm để kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng. Doanh thu thu về của doanh nghiệp cũng được giảm đáng kể. Vì vậy, nếu không có những chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp, vòng đời của sản phẩm sẽ kết thúc ngay tại giai đoạn này. Ngược lại, sản phẩm có thể thành công nếu biết cách quảng bá và xây dựng nó đúng cách.
Lợi ích của vòng đời sản phẩm trong Marketing
Vòng đời sản phẩm chính là chìa khóa để hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa sản phẩm với thị trường và người dùng. Ngoài ra, nó còn có rất nhiều lợi ích khác ảnh hưởng tới sự thành công của doanh nghiệp. Cụ thể như sau:
Tối ưu việc phát triển sản phẩm
Ở giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm, việc hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị thực sự. Bằng cách nắm bắt được những thay đổi trong thị trường và phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm một cách linh hoạt, tối ưu hóa tính năng và cải thiện chất lượng để đáp ứng tốt hơn sự mong đợi của người tiêu dùng.
Xây dựng được chiến lược Marketing hiệu quả
Vòng đời sản phẩm giúp doanh nghiệp xác định được thời điểm phù hợp để đưa sản phẩm ra thị trường và thực hiện các chiến dịch Marketing phù hợp. Từ việc sử dụng các kênh truyền thông thích hợp đến việc tạo nên sự kỳ vọng và động lực cho người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa sự để tâm này đối với sản phẩm của mình.
Xây dựng được tệp khách hàng trung thành
Vòng đời sản phẩm không chỉ liên quan đến việc “đưa sản phẩm ra thị trường”, mà còn là việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng sau khi họ đã sử dụng sản phẩm. Bằng cách hỗ trợ, cập nhật tính năng mới và tạo ra các phiên bản nâng cấp, doanh nghiệp tạo dựng lòng tin và sự kết nối vững chắc với khách hàng.
Tối ưu được lợi nhuận của doanh nghiệp
Thông qua việc hiểu rõ được vòng đời sản phẩm, doanh nghiệp có thể quản lý tốt việc chí phí bỏ ra và tối ưu hóa lợi nhuận. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể định hình lại chiến lược giá thành, tập trung vào các phân đoạn thị trường mang lại lợi nhuận cao và kết hợp với các dịch vụ hỗ trợ để tạo thêm giá trị cho khách hàng.
Các phương pháp kéo dài vòng đời sản phẩm trong Marketing
Trong thời đại cạnh tranh mãnh liệt giữa các doanh nghiệp, việc kéo dài vòng đời sản phẩm trong marketing không chỉ tạo sự bền vững cho doanh nghiệp mà còn lại mang lại nhiều cơ hội đổi mới. Dưới đây là một số phương pháp giúp kéo dài vòng đời sản phẩm hiệu quả:
Đổi mới, cải thiện liên tục
Doanh nghiệp cần xem xét để cải thiện chất lượng sản phẩm, thêm một số tính năng mới hoặc nâng cấp sản phẩm để duy trì được sự quan tâm với khách hàng. Bằng việc duy trì sự mới mẻ cùng sự quan tâm của khách hàng, doanh nghiệp có thể kéo dài thời gian khiến sản phẩm thực sự có giá trị cho thị trường.
Hỗ trợ tốt dịch vụ sau bán hàng
Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng không kết thúc khi giao dịch được thực hiện. Việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ liên tục và tận tâm sau khi khách hàng mua sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tạo dựng lòng trung thành và tạo ra nhiều cơ hội tốt như đánh giá tích cực, phát triển sản phẩm dựa trên phản hồi và việc tái mua hàng.
Chiến lược tăng giá trị sản phẩm
Tập trung vào việc tạo thêm giá trị cho khách hàng thông qua gói dịch vụ, bảo hành mở rộng, hay các ứng dụng phụ trợ. Việc tận dụng thêm giá trị từ sản phẩm giúp doanh nghiệp duy trì giá trị sản phẩm và giữ chân khách hàng trong thời gian dài.
Trên đây là một vài thông tin mà FPT Skillking chia sẻ với bạn về vòng đời sản phẩm trong Marketing. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức về vòng đời sản phẩm để có thể có những chiến lược Marketing phù hợp với sản phẩm của mình. Mọi thắc mắc xin liên hệ với FPT Skillking thông qua website https://skillking.fpt.edu.vn hoặc số hotline để được hỗ trợ sớm nhất.