Khách hàng trẻ tuổi (15-30 tuổi) là đối tượng chi tiêu nhiều nhất và có sức mua lớn nhất của các ngành hàng. Tìm hiểu về Báo cáo hành vi mua sắm của giới trẻ Việt Nam dưới đây để cùng tìm hiểu thêm nhé:
Sự gia tăng đột biến của thương mại điện tử và thương mại trên mạng xã hội cho thấy khách hàng trẻ Việt Nam đang ngày càng coi trọng sự tiện lợi.
- 52% người từ 15 – 19 tuổi, 70% người từ 20-24 tuổi và 83% người từ 25-30 tuổi sử dụng thương mại điện tử.
- Các trang web thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,… cho phép những người trẻ tuổi bận rộn có thể mua bất cứ điều gì họ muốn một cách nhanh chóng và thuận tiện. Đây cũng là một nơi để họ có thể tham khảo đánh giá của người dùng khác trước khi mua hàng.
- Bên cạnh thương mại điện tử, thương mại trên mạng xã hội cũng rất được ưa chuộng. Trên mạng xã hội, họ có thể nhắn tin trực tiếp cho người bán để đặt hàng, hoặc chỉ đơn giản là comment dưới bài post và sản phẩm sẽ được giao đến tận nơi.
Một số địa điểm và phương thức mua sắm phổ biến khác của giới trẻ là:
- ️Cửa hàng tiện lợi 24h – 74%. Sản phẩm đa dạng, độ phủ cao và sự tiện lợi khiến các cửa hàng tiện lợi 24/24 trở thành địa điểm được giới trẻ ghé thăm thường xuyên, giúp họ tiết kiệm thời gian trong cuộc sống bận rộn;
- ️Các cửa hàng bán lẻ giá rẻ – 43%. Những cửa hàng như Miniso, Daiso, Mumuso, Minigood, Usupso,… là những nơi bán đồ giá rẻ nổi tiếng dành cho người trẻ, giúp họ tìm được món đồ mong muốn với giá cả phải chăng;
- ️Chợ trời (Flea market) – 38%. Đây là nơi giới trẻ có thể tìm kiếm những món đồ thủ công hoặc quần áo từ các thương hiệu nhỏ, thương hiệu địa phương chỉ trong một khu chợ;
- ️Dịch vụ hàng xách tay – 26%. Dịch vụ xách tay giúp khách hàng mua các mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài.
Mong rằng qua phân tích trên, các doanh nghiệp có thể điều chỉnh kế hoạch và kênh bán hàng phù hợp với đối tượng giới trẻ.
Nguồn: Intage Vietnam LLC