Trong một bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì giữ chân khách hàng là một trong những việc làm cực kỳ quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Bởi đây chính là nhân tố tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và Inbound Marketing chính là công cụ giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình một cách tự nhiên nhất. Vậy Inbound Marketing là gì? Các bước để thực hiện một chiến lược Inbound Marketing như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích nhất nhé!
Mục lục
Inbound Marketing là gì? Inbound Marketing bắt nguồn từ đâu?
Inbound Marketing là một chiến lược gồm nhiều hoạt động Marketing trên các kênh được chọn lọc và có chủ ý. Việc ứng dụng Inbound Marketing theo phương pháp thu hút, dẫn dắt chuyển đổi để đạt mục tiêu tăng doanh thu cũng như xây dựng thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp trên Internet.
Thuật ngữ Inbound Marketing được sử dụng đầu tiên bởi Hubspot – một công ty chuyên kinh doanh và phát triển phần mềm phục vụ cho marketing và bán hàng. Công ty này đã sử dụng chính Inbound Marketing vừa làm sản phẩm, vừa làm chiến lược tiếp cận khách hàng để tạo nên sự phát triển ấn tượng từ năm 2004 đến nay.
InTìm hiểu thêm về: Khóa học Digital Marketing Hà Nội danh tiếng và chất lượng
So sánh Inbound Marketing và Outbound Marketing
Để biết được sự khác nhau giữa Inbound và Outbound Marketing, bạn có thể phân biệt dựa trên 5 yếu tố dưới đây:
Cách thức tiếp cận
- Phương thức tiếp cận của Outbound Marketing
Outbound Marketing thực hiện theo hướng một chiều và chủ yếu đánh vào nội dung được truyền tải càng phổ biến càng tốt. Và hình thức Outbound Marketing phổ biến nhất đó chính là quảng cáo trên TV. Tuy nhiên, ngày nay Outbound Marketing có nhiều hình thức tiếp thị hơn nhưng vẫn theo hướng ép công chúng tiếp nhận thông tin và không có sự phản hồi.
- Phương thức tiếp cận của Inbound Marketing
Inbound Marketing trái ngược hoàn toàn với Outbound Marketing bởi luôn đề cao tính tương tác giữa hai bên truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Ở phương thức này, khách hàng có quyền từ chối hoặc tiếp nhận thông tin phù hợp với họ.
Cách thức triển khai chiến dịch nội dung
- Outbound Marketing: Đi trực diện vào sản phẩm, dịch vụ
Luôn đặt sản phẩm lên vị trí hàng đầu đó là chiến lược của Outbound Marketing. Các chiến dịch quảng cáo thường đưa ra những tính năng hay đặc điểm chủ yếu của sản phẩm. Do vậy, nếu khách hàng đã có nhu cầu mua thì phương thức này mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và ngược lại.
- Inbound Marketing: Có cách dẫn dắt người dùng khéo léo
Không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sản phẩm, Inbound Marketing còn chú trọng vào nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng. Nội dung trong Inbound Marketing thường xoay quanh việc đánh giá, review một cách khách quan nhất. Chính điều này khiến khách hàng tin tưởng và sẽ cân nhắc việc mua sản phẩm nhanh hơn.
Mục đích tiếp cận
- Outbound Marketing: Kích thích nhu cầu mua sắm
Để có thể kích thích được nhu cầu mua sắm, phương thức Outbound Marketing thường đánh mạnh vào việc giới thiệu sản phẩm. Những quảng cáo như vậy thường có thông điệp rõ ràng và đánh đúng vào nhu cầu của tập khách hàng tiềm năng.
- Inbound Marketing: Xây dựng niềm tin, nuôi dưỡng khách hàng mục tiêu
Trái ngược hoàn toàn với Outbound Marketing, Inbound Marketing đi theo hướng thiết lập mối quan hệ trước sau đó mới đến giai đoạn bán sản phẩm. Đây là cách tạo được sự tin tưởng của khách hàng cũng như giúp khách hàng hiểu sâu hơn về sản phẩm, dịch vụ của mình. Inbound Marketing giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng nhóm khách hàng tiềm năng hiệu quả. Và mục đích cuối cùng của phương thức này đó chính là thu hút sự quan tâm của khách hàng cũng như khiến họ lựa chọn sản phẩm dịch vụ.
Lãnh địa hoạt động
- Outbound Marketing: hoạt động cả trên nền tảng số và truyền thống trước sự phát triển trên nền tảng số, cách thức Outbound Marketing đã dần có sự chuyển mình để phù hợp với thị hiếu của công chúng. Các chiến dịch tiếp thị giờ còn được tích hợp trên nền tảng tìm kiếm (Google, Bing,…) và các kênh truyền thông xã hội social media.
- Inbound Marketing: diễn ra trên kỹ thuật số. Tuy rằng việc thực hiện Inbound Marketing có phạm vi hạn hẹp hơn nhưng mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, để có lượng truy cập cao thì bạn cần phải chú trọng đến quá trình tối ưu SEO. Bởi cho dù nội dung bài viết của bạn có chất lượng như thế nào mà không đạt thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm thì cũng không. Các kênh truyền thông trên các mạng xã hội có tác dụng kéo lượng tương tác tự nhiên cho website và giúp bài viết tiếp cận với nhiều người hơn.
Khả năng đo lường hiệu quả
- Outbound Marketing: Khó đo lường
Khi phối hợp cả online và offline thì việc đo lường không hề đơn giản bởi đòi hỏi thời gian cũng như tốn kém chi phí.
- Inbound Marketing: Dễ dàng đo lường
Đây chính là lý do mà nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ Outbound sang Inbound Marketing. Cách thức này giảm thiểu được chi phí cũng như thay đổi được xu hướng tiêu dùng và tìm kiếm thông tin của khách hàng.
Xem thêm thông tin:
- Khóa Học Digital Marketing Online Full Stack FPT Skillking
- Digital Marketing là gì? Những điều cần biết về Digital Marketing
Các bước thực hiện một chiến dịch Inbound Marketing
Muốn thực hiện một chiến dịch Inbound Marketing hiệu quả, bạn sẽ phải thực hiện 5 bước dưới đây:
- Nghiên cứu và tạo nội dung có giá trị
Doanh nghiệp sẽ tìm hiểu và phân tích những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Từ đó, bạn có câu chuyện của khách hàng để khai thác cũng như tạo ra những nội dung có giá trị đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- “Thả thính” – Attract
Bước này để giúp bạn có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Với việc “thả thính” sẽ giúp những người xa lạ trở nên thân quen hơn. Đây chính là cách để bạn có thể xây dựng lòng tin của khách hàng.
- Chuyển đổi
Khi đã tiếp cận khách hàng thành công, bạn chuyển sang bước tiếp theo đó là thu thập những thông tin cá nhân của họ như email hoặc số điện thoại. Nhưng để họ có thể cung cấp cho mình những thông tin đó thì bạn nên mang lại cho họ một giá trị nào đó để họ cảm thấy có sự công bằng. Hoặc bạn có thể cung cấp những thông tin họ đang muốn thì việc để lại thông tin sẽ dễ dàng hơn.
- Bán hàng
Sau khi đã có một tập khách hàng chất lượng thì lúc này bạn hãy triển khai công tác bán hàng. Bạn cần phải phân tích về hành vi khách hàng từ đó tìm ra đúng thời điểm để thúc đẩy quá trình mua của họ.
- Nâng cao giá trị của khách hàng
Khi đã có một tập khách hàng nhất định thì bạn cần phải tạo ra những giá trị cho họ. Bởi khách hàng có thể là một kênh giới thiệu vô cùng tuyệt vời cho chính sản phẩm mà họ đã trải nghiệm. Vì vậy, bạn hãy làm thế nào để khách hàng cảm nhận được giá trị của mình.
Inbound Marketing có phải là một phương pháp Marketing 0 đồng?
Câu trả lời chắc chắn là Không. Tại sao lại vậy? Khi bạn đầu tư một chiến dịch Inbound Marketing thì phải đầu tư rất nhiều trong đó có:
Tạo ra nội dung “chất”
Để tạo ra được nội dung chất lượng thì bạn cần phải bỏ công sức để nghiên cứu khách hàng, tìm ra những vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, họ tìm kiếm thông tin ở đâu? Và những thông tin đó bạn cũng cần một khoản chi phí để có sự thử nghiệm. Do vậy muốn có nội dung chất thì bạn cần phải có những đầu tư nghiên cứu.
Đặt nội dung ở nơi mà khách hàng dễ nhìn thấy
Như các bạn cũng biết thì muốn có một địa điểm đẹp để kinh doanh thì nơi đó có giá trị cao. Do vậy, nếu bạn muốn khách hàng có thể tiếp cận được với nội dung của mình thì cần phải có những công cụ như SEO, Forum hay các trang mạng xã hội,…
Tương tác với khách hàng
Chi phí cho sự tương tác nằm ở việc bạn cần phải đầu tư nhân sự, cũng như công cụ hỗ trợ khách hàng trước, trong và sau khi bán.
Tóm lại, việc sử dụng Inbound Marketing sẽ giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận được với khách hàng dễ dàng cũng như có những chiến lược độc đáo hơn. Nếu bạn có những thắc mắc thông tin bài viết, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được FPT Skillking giải đáp chi tiết. Ngoài ra, chúng tôi còn tư vấn thêm cho bạn những kiến thức liên quan đến Digital Marketing mới nhất hiện nay.