Website là một trong những công cụ tiếp thị khách hàng vô cùng tuyệt vời. Chính vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp khi xây dựng website đều yêu cầu có một cấu trúc website chuẩn SEO để có thể dễ dàng hơn cho việc phát triển và tiếp thị trên nền tảng này. Tuy nhiên, phần đa mọi người đều chưa nắm được những yếu tố để đánh giá cấu trúc website có chuẩn SEO hay không. Bài viết này sẽ giúp bạn bổ sung ngay những kiến thức còn thiếu trước khi xây dựng website.
Cấu trúc Website là gì?
Về cơ bản, một website sẽ có nhiều trang khác nhau. Do đó, chúng cần được liên kết với nhau bằng những liên kết nội bộ để trở thành một website hoàn chỉnh. Những đường liên kết này đóng vai trò như một con đường để dẫn dắt người dùng đi đến những phần mà họ quan tâm trên website của bạn. Nếu những con đường này đan xen một cách lộn xộn, người dùng sẽ rất khó để có thể tìm thấy thứ mà họ muốn, khiến trải nghiệm trên web bị tệ đi. Điều này hiển nhiên sẽ khiến cho công việc tiếp thị trên trang trở nên thiếu hiệu quả.
Không chỉ vậy, Google cũng đánh giá rất cao những website có cấu trúc tối và ngược lại. Vậy nên một cấu trúc website tốt ngay từ ban đầu sẽ hỗ trợ được rất nhiều cho quá trình làm SEO. Hiểu đơn giản thì cấu trúc website hay website structure là cách mà các trang của một trang web được sắp xếp, liên kết với nhau bằng liên kết internal link.
Những tiêu chí để hình thành nên một cấu trúc website tốt và chuẩn SEO
Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để xét xem một cấu trúc website có thân thiện và chuẩn SEO hay không. Dưới đây là một vài tiêu chí cơ bản cần được xét tới ngay khi bạn xây dựng website cho doanh nghiệp của mình:
Website phải đảm bảo phục vụ tốt cho mục đích của khách hàng
Đối tượng mà bạn cần nhắm đến ở đây là các khách hàng và mục tiêu của bạn là làm họ hài lòng. Vậy nên yếu tố cơ bản nhất mà một cấu trúc website tốt cần có chính là phải phục vụ tốt cho mục đích của khách. Để làm được điều này, bạn cần phải nắm được mục tiêu, nhu cầu của khách hàng khi ghé thăm website của bạn là gì. Họ có thể tới với mục đích mua hàng, tìm hiểu sản phẩm hay đọc các nội dung kiến thức mà bạn cung cấp.
Hãy phân chia các nhu cầu của những khách hàng tới với website của bạn theo mục đích của họ và tối ưu riêng các nhóm nội dung với nhau. Sử dụng các tag, thẻ liên quan như một cách để người dùng nhanh chóng tìm được các nội dung mà họ mong muốn. Các nội dung được ưa thích và truy cập nhiều nên được thể hiện một cách nổi bật hơn các mục khác.
- Bài viết chuẩn SEO là gì? Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO
- DNS là gì? Vai trò của DNS đối với thế giới mạng
Cố gắng làm phẳng cấu trúc thông tin (không quá lạm dụng)
Có một khái niệm đó chính là cấu trúc thông tin phẳng được cần được áp dụng cho website. Hiểu đơn giản thì mỗi trang nội dung quan trọng không nên nằm quá xa trang chủ. Nó nên có thể truy cập chỉ với không quá 3 lần click chuột. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc, việc phải có nhiều hơn 3 lần click để truy cập đến trang quan trọng vẫn được chấp nhận.
Tuy nhiên, việc lạm dụng cấu trúc phẳng và liên kết mọi trang tới trang chủ là điều không nên làm bởi nó làm công việc phân cấp thông tin của trang web trở nên khó khăn hơn khá nhiều.
Sử dụng các Hub Page
Hub Page là một trong những hình thức mới được sử dụng khá phổ biến trong website. Nó đóng vai trò như trang tổng hợp những thông tin quan trọng và liên kết tới các mục con khác, thường là các danh mục sản phẩm và các sản phẩm nổi bật. Các thương hiệu lớn với các website phức tạp nhiều nội dung đang sử dụng Hubpage như một công cụ hiệu quả để người dùng dễ dàng tìm kiếm được những gì mà mình mong muốn.
Sử dụng cấu trúc Silos
Cấu trúc Silos đóng vai trò như một tác nhân bổ trợ cho các Hub Page để phát huy tối đa sức mạnh của chúng. Cấu trúc Silos hiểu đơn giản là một cấu trúc cho phép bạn phân cấp mức độ quan trọng của các thông tin trên website. Khi có Silos, mọi thông tin của bạn sẽ trở nên rõ dàng hơn rất nhiều.
Liên kết chéo phù hợp với ngữ cảnh
Mọi SEOer đều biết về sức mạnh của những liên kết nội bộ trong các site. Tuy nhiên, việc nhồi nhét các liên kết một cách vô tội vạ sẽ chẳng giúp ích gì cho SEO, ngược lại nó còn làm suy giảm trải nghiệm của người dùng trên trang. Những nội dung cùng tầng của Silo có sự liên quan tới nhau sẽ được liên kết với các nội dung khác. Tuy nhiên, trong nội dung cần tạo được ngữ cảnh phù hợp để sự liên kết được tự nhiên hơn. Nếu làm tốt điều này, bạn hoàn toàn có thể mang đến một trải nghiệm tốt hơn cho người dùng và gia tăng time on site.
Trên đây là những lý giải về cấu trúc website cũng như những tiêu chí cần được để tâm đến khi thiết kế một cấu trúc website. Trở thành một nhân sự Digital marketing fullstack hiện đang là công việc được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, tuy nhiên không phải nơi nào cũng có thể đào tạo được. Nếu bạn đang tìm kiếm nơi theo học để sớm gia nhập thị trường việc làm, hãy tham khảo ngay khóa đào tạo của FPT Skillking tại địa chỉ skillking.fpt.edu.vn. Giáo trình quốc tế cùng giảng viên có kinh nghiệm lâu năm sẽ hỗ trợ bạn từng bước đầu tiên gia nhập thị trường việc làm đầy tiềm năng này.