Chiến lược giá là gì? Các bước thiết lập chiến lược giá một cách hiệu quả 

Định giá sản phẩm phải trải qua rất nhiều các công đoạn khác nhau và nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến với doanh thu bán hàng của một doanh nghiệp. Chính vì thế mỗi doanh nghiệp đều phải thiết lập cho mình những chiến lược giá hiệu quả và hợp lý nhất từ đó giúp gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vậy chiến lược giá là gì và làm sao để xây dựng chiến lược giá hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Chiến lược giá là gì?

Chiến lược giá là chiến thuật đưa ra các phương hướng về giá cả của dịch vụ hay sản phẩm để  những cửa hàng hoặc doanh nghiệp có thể thực hiện một hoặc nhiều các mục tiêu Marketing như tối đa lợi nhuận, gia tăng thị phần và gia tăng doanh số bán hàng,…bằng cách áp dụng giá thành hợp lý cho các dịch vụ, sản phẩm tại một thời điểm nhất định.

Định nghĩa về chiến lược giá
Định nghĩa về chiến lược giá

Các bước thiết lập chiến lược giá một cách hiệu quả

Để có thể định giá cho một sản phẩm hay một dịch vụ một cách hợp lý mà vẫn có thể đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, bạn cần nắm rõ các bước sau:

Phân tích chi phí sản xuất

Khi phân tích chiến lược giá doanh nghiệp cần chú trọng những loại chi phí sau đây:

Phân tích chi phí sản xuất của doanh nghiệp
Phân tích chi phí sản xuất của doanh nghiệp
  • Chi phí vận chuyển sản phẩm sản xuất bao gồm chi phí thi công, chi phí văn phòng, chi phí công nhân và chi phí vật liệu.
  • Chi phí cho các hệ thống phân phối bao gồm chi phí bán hàng và chi phí vận chuyển,…
  • Chi phí cho các hoạt động truyền thông như quảng cáo, PR, event hoặc các hoạt động với mục đích bán hàng hiệu quá,…

??? Tìm hiểu thêm: Brief Là Gì? Các Yếu Tố Tạo Nên Một Brief Hoàn Hảo

Phân tích tiềm năng trên thị trường

Mọi doanh nghiệp đều phải tiến hành thiết lập chiến lược giá đối với từng dịch vụ hay sản phẩm đều cần được dự báo khối lượng sản phẩm và phân tích các tiềm năng của thị trường có thể tiêu thụ. Bởi nó tác động trực tiếp tới chi phí cũng như lợi nhuận và thu nhập của một doanh nghiệp.

Các nhà kinh tế sử dụng chỉ số E nhằm mục đích phân tích các tiềm năng của thị trường( E= ( %của sự thay đổi số lượng của sản phẩm/ % sự thay đổi về mức giá)

Phân tích tiềm năng khi xây dựng chiến lược giá
Phân tích tiềm năng khi xây dựng chiến lược giá

Xác định mức giá cạnh tranh lý tưởng

Để xây dựng được một chiến lược hiệu quả các doanh nghiệp có thể dựa vào mức độ cạnh tranh,  thước đo chi phí sản xuất, mục tiêu chiến lược Marketing hay giá bán dự kiến. Hãy trả lời câu hỏi dưới đây để có thể đưa ra một mức giá bán nhất định.

  • Mức giá hòa vốn thấp nhất là bao nhiêu?
  • Mức giá cao nhất mà người dùng có thể chấp nhận và mua hàng là bao nhiêu?

Dựa trên sản phẩm để xây dựng các chiến lược giá

Một mức giá được coi là hoàn hảo khi nó thỏa mãn 3 yêu cầu sau đây:

Xây dựng chiến lược giá theo sản phẩm
Xây dựng chiến lược giá theo sản phẩm
  • Cung cấp một khung chi tiết để đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp
  • Thể hiện một cách rõ ràng vị trí của một đơn vị/ doanh nghiệp khi so sánh với giá thành cạnh tranh
  • Phát hiện những lỗ hổng tài chính để giảm thiểu tình trạng chi tiêu không cần thiết và tối ưu giá thành sản phẩm
  • Khi đã xác định được những bộ phận hợp thành một sản phẩm, những marketer sẽ có thể đưa ra một mức giá cạnh tranh nhất cho từng sản phẩm của doanh nghiệp hay dịch vụ trên thị trường.

Báo giá sản phẩm

Bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng chiến lược giá. Doanh nghiệp cần phải thực hiện chính sách báo giá ngay sau khi đưa ra mức cơ cấu giá dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có kèm theo những vấn đề mang tính ràng buộc có liên quan đến mối quan hệ giữa người tiêu dùng, đại lý hay quyền lời giữ người mua và người bán để từ đó có thể xác định được một kênh phân phối hiệu quả nhất.

Vai trò của chiến lược giá

  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Một doanh nghiệp khi sở hữu chiến lược giá hợp lý sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng mục tiêu.
  • Có nhiều lợi thế cạnh tranh: Một chiến lược giá hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình và cũng là một thách thức to lớn đối với đối thủ trong ngành.
  • Phản ánh giá trị của thương hiệu: Một mức giá hợp lý với giá trị hàng hóa sẽ phản ánh đúng với giá trị doanh nghiệp đó.
  • Xây dựng nhận thức về thương hiệu: Chiến lược giá sẽ giúp thương hiệu có được chỗ đứng rõ ràng trong tiềm thức khách hàng.

Như vậy chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về chiến lược giá cũng như các bước để xây dựng một chiến lược giá hiệu quả. Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về những chiến lược giá. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị giảng dạy chuyên sâu về vấn đề này thì hãy liên hệ với chúng tôi qua website FPT Skillking.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *