Giải đáp toàn bộ thắc mắc về Google Search Console 

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về Google Search Console nhưng lại băn khoăn không biết phải bắt đầu từ đâu thì hãy theo dõi trọn vẹn bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ đem đến cho bạn câu trả lời chi tiết nhất để có thể hiểu và dễ dàng áp dụng trên thực tế nhất.

Google Search Console là gì?
Giải đáp toàn bộ thắc mắc về Google Search Console

Google Search Console là gì?

Google Search Console là dịch vụ miễn phí được cung cấp bởi Google giúp người sử dụng có thể theo dõi, tìm kiếm, báo cáo và khắc phục các sự cố có thể xảy ra với Website. Google Search Console có thể phù hợp với chủ doanh nghiệp, chuyên viên SEO, các nhà quản trị Website,… Và dù bạn không phải một người quá chuyên nghiệp thì Google Search Console vẫn sẽ vô cùng hữu ích khi giúp bạn theo dõi chi tiết hiệu suất hoạt động của Website.

Google Search Console là gì?
Google Search Console là gì?

Cách thêm website của bạn vào Google Search Console

Để bắt đầu thực hiện bước này, bạn cần có một tài khoản Google Search Console. Tài khoản lập không quá khó, bạn có thể sử dụng chính tài khoản Google Search Console nhưng chú ý phải đó phải là tài khoản dành cho doanh nghiệp. Sau khi có tài khoản, bạn sẽ thực hiện các bước xác nhận theo yêu cầu để kích hoạt tài khoản. Sau khi kích hoạt tài khoản, bạn sẽ lựa chọn vào danh mục sản phẩm Google Search Console để xác minh. Bạn có thể lựa chọn tên miền hoặc các tiền tố URL để hoàn thành. Nếu có cả hai, bạn hãy nhập tất cả để xác minh cùng lúc. Nếu bạn muốn hiểu thêm về Google Search Console thì có thể đăng ký khóa học Digital Marketing tại FPT Skillking.

Cách thêm website của bạn vào Google Search Console
Cách thêm website của bạn vào Google Search Console

Xác minh trang web của bạn trên GSC

Sau khi thêm tài khoản vào Google Search Console, website của bạn đã chính thức được quản lý bởi Search Console. Khi đó, bạn có thể xác minh bằng chính tài khoản Google Analytics của mình hoặc liên kết một bản ghi DNS với Google.

Tên miền của bạn có WWW hay Non-WWW?

URL đại diện cho các tên miền có WWW và Non-WWW không hề giống nhau nhưng lại thường bị nhầm lẫn với nhau. Do vậy, bạn hãy kiểm tra thật kỹ càng để tránh việc nhầm lẫn trong việc tìm kiếm các từ khóa.

Bạn có cần một Sơ đồ trang web(sitemap)?

Sơ đồ trang web sitemap giúp cải thiện khả năng hiển thị trang web doanh nghiệp trên thanh công cụ tìm kiếm. Không những vậy, sitemap cũng sẽ giúp website thu thập dữ liệu đơn giản hơn, đặc biệt là với các web mới hoạt động.

Báo cáo trạng thái lập chỉ mục trang

Chỉ mục trang có thể có 4 trạng thái là hợp lệ, không hợp lệ, lỗi hoặc đa loại trừ. Tuy vậy, các trường hợp gặp lỗi, không hợp lệ hoặc đa loại trừ rất khó phát hiện. Do vậy, bạn hãy thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện và xử lý.

Cách sử dụng Google Search Console

Cách sử dụng Google Search Console
Cách sử dụng Google Search Console

Xác định các truy vấn CTR cao nhất của bạn

CTR là tỉ lệ những người có thể thấy quảng cáo và nhấp vào xem trên Google. Tỉ lệ này cao hay thấp phụ thuộc hoàn toàn vào các chiến lược thực hiện của bạn. Theo đó, bạn sẽ dựa vào các tỉ lệ CTR để đưa ra các kế hoạch tiếp theo. Và để có thể dễ dàng đưa ra phương án thực sự hiệu quả, bạn cần xác định truy vấn CTR cao nhất. CTR cao nhất sẽ giúp bạn dựa vào đó để triển khai tiếp tục các kế hoạch SEO.

???Tham khảo thêm về đào tạo seo tại: Khóa học SEO chuyên sâu – Trung tâm đào tạo SEO FPT Skillking

Xác định thứ hạng từ khóa tăng giảm

Từ khóa luôn là yếu tố quan trọng quyết định thứ hạng của Website. Theo đó, từ khóa có thể hôm nay có thứ hạng cao, hôm sau đã bị đẩy xuống phía dưới. Do vậy, các chuyên viên luôn cần nghiên cứu để xác định thứ hạng tăng giảm để điều chỉnh kịp thời tránh tụt thứ hạng quá thấp và không thể xử lý kịp thời.

Xác định truy vấn lưu lượng truy cập cao nhất của bạn

Lưu lượng truy cập có thể được xem như linh hồn của Website. Do vậy, tất cả các thông tin liên quan đến lưu lượng truy cập cần được lưu ý để có thể điều chỉnh và tăng lượng chuyển đổi. Đừng quên việc theo dõi thời gian trong chỉ mục này để không ảnh hưởng đến chuỗi kế hoạch tiếp theo.

Có bao nhiêu trang của bạn đã được lập chỉ mục

Để theo dõi các trang được lập chỉ mục, bạn lựa chọn tổng quan và click xem ô “Trạng thái chỉ mục”. Tại đây, bạn cũng dễ dàng theo dõi được số lỗi đang mắc phải để có thể điều chỉnh. Từ đây, bạn có thể chỉnh sửa đến khi đạt trạng thái hoàn chỉnh là lỗi bằng không.

Xác định các vấn đề về khả dụng với di động

Để bắt đầu kiểm tra lỗi về khả dụng với di động, bạn đăng nhập và lựa chọn chỉ mục “Tính khả dụng với di động”, checkbox các lỗi và chỉnh sửa đến khi thanh trạng thái chỉ về số 0.

Tìm hiểu tổng số Backlink trang web của bạn có

Backlink trên Web cần được kiểm soát kỹ càng giúp Web luôn có được thứ hạng tốt trên thanh tìm kiếm. Để tìm hiểu tổng số Backlink, bạn cần mở mục báo cáo tổng số liên kết, lựa chọn mục tổng số liên kết ngoài, lựa chọn biểu tượng mũi tên để có thể sắp xếp backlink.

Xác định URL nào có nhiều backlink nhất

Tương tự với tìm hiểu tổng Backlink, để xác định URL có nhiều Backlink nhất, bạn cần mở mục báo cáo tổng số liên kết, lựa chọn mục tổng số liên kết ngoài và lựa chọn mũi tên hướng đến Liên kết trực tiếp để theo dõi.

Tìm và sửa lỗi AMP

Lỗi AMP là lỗi có thể dễ dàng phát hiện qua các checkbox của Google Search Console nhưng lại thường xuyên bị bỏ qua. Các lỗi này có thể ảnh hưởng đến thứ hạng và khả năng hiển thị của Website trên Google nên bạn cần hết sức lưu ý để phát hiện và xử lý kịp thời.

Lỗi AMP trong Google Search Console
Lỗi AMP trong Google Search Console

Kiểm tra Google có lập chỉ mục với URL không?

Để có thể kiểm tra xem Google có lập chỉ mục với URL của bạn hay không, bạn hãy đăng nhập tài khoản, về trang chủ Google Search Console và nhập URL ngay trên thanh textbox trên cùng. Sau khi nhập URL, bạn sẽ tiến hành tìm kiếm. Nếu thấy kết quả có nghĩa là URL đã được lập chỉ mục.

Chuyển đến phiên bản cũ của Search Console

Google Search Console được nâng cấp với nhiều tính năng mới nhưng đồng thời cũng loại bỏ một số tính năng cũ vẫn còn hữu ích. Do vậy, nếu như không thấy các tính năng cần thiết trên Google Search Console , hãy thử các phiên bản cũ hơn để có thể trải nghiệm full tính năng.

??? Tìm hiểu thêm về: Học Digital Marketing ở đâu? Gợi ý một số địa chỉ học uy tín

Lợi ích khi sử dụng Google Webmaster Tools

Google Webmaster Tools được sử dụng đúng cách sẽ đem đến cho doanh nghiệp vô cùng nhiều lợi ích như:

  • Giúp Google có thể tìm kiếm và nhận diện Website của doanh nghiệp.
  • Nhận diện các lỗi cần khắc phục ngay để không ảnh hưởng đến thứ hạng của Web.
  • Xem xét lưu lượng truy cập để đánh giá cụ thể hiệu quả toàn bộ quá tiến trình, kế hoạch đã đặt ra trước đó.
  • Theo dõi, nhận thông báo ngay khi có lỗi xảy ra để kịp thời điều chỉnh mà không làm ảnh hưởng đến thứ hạng trên thanh công cụ tìm kiếm.
  • Bảo trì Website đúng hạn để tránh bị Google gắn các lỗi.
Lợi ích khi sử dụng Google Webmaster Tools
Lợi ích khi sử dụng Google Webmaster Tools

Một số tính năng hay trên Google Search Console

  • Thu thập thông tin trong báo cáo phạm vi lập chỉ mục: Tính năng giúp dễ dàng thu thập thông tin. Cùng với đó, tính năng này của Google cũng giúp giải quyết các vấn đề được sử dụng để lập chỉ mục trang web.
  • Tạo dữ liệu sơ đồ trang web trong báo cáo phạm vi lập chỉ mục: Báo cáo Phạm vi lập chỉ mục sẽ cung cấp dữ liệu sơ đồ trang web. Tính năng này sẽ giúp bạn dễ dàng tập trung vào các URL mà chủ sở hữu trang web quan tâm. Người dùng sẽ có thể theo dõi các URL được gửi trong tệp sơ đồ trang web bằng cách chọn và lọc dữ liệu trong báo cáo trạng thái lập chỉ mục.
  • Tìm kiếm và sử dụng công cụ kiểm tra URL: Chủ sở hữu trang web hiện có thể sử dụng công cụ kiểm tra URL được cải tiến của Search Console để kiểm tra và xem xét các URL trên trang web. Ngoài việc cung cấp các khả năng có thể xảy ra, công cụ Kiểm tra URL hiển thị thông tin như tiêu đề HTTP, tài nguyên trang và nhật ký bảng điều khiển JavaScript. Công cụ này cũng có thể được sử dụng để xử lý lại để cập nhật chúng trong kết quả tìm kiếm càng sớm càng tốt.
  • Báo cáo Lỗi thu thập thông tin cũ: Tính năng này giúp thu thập thông tin được đưa vào báo cáo Trạng thái lập chỉ mục giúp dễ dàng theo dõi và điều chỉnh.
  • API lỗi thu thập thông tin: Google không dùng API lỗi thu thập thông tin, dựa trên các hệ thống nội bộ tương tự như báo cáo lỗi thu thập thông tin cũ.
  • Gợi ý HTML: Do các thuật toán của Google đã trở nên tốt hơn trong việc hiển thị và cải thiện tiêu đề trong những năm qua, nên Search Console sẽ không còn hiển thị thông tin về các tiêu đề ngắn và trùng lặp nữa.
  • Bộ thuộc tính: Tính năng này giúp tùy chọn quản lý tài khoản Search Console trên toàn bộ miền.
  • Ứng dụng Android: Tính năng này giúp sử dụng các chức năng liên quan đã được chuyển sang bảng điều khiển Firebase.
  • Tài nguyên bị chặn: Giúp kiểm tra các tài nguyên bị chặn trong công cụ kiểm tra URL.
  • Báo cáo dữ liệu có cấu trúc: Các loại Dữ liệu có cấu trúc được hỗ trợ với các tính năng với nhiều định dạng được báo cáo trong Search Console.

Hy vọng các thông tin chia sẻ cơ bản về Google Search Console sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về Google Search Console hoặc các kiến thức Digital Marketing Full-Stack, truy cập website FPT Skillking để tìm hiểu chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *