MOU là một thuật ngữ khá mới mẻ trong kinh doanh tại Việt Nam, tuy nhiên đã được sử dụng tương đối rộng rãi ở các nước phát triển. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều những thắc mắc liên quan đến việc MOU thực sự khác biệt như thế nào so với những bản hợp đồng chính thức. Vậy MOU là gì, làm thế nào để nhận biết được sự khác nhau, mời bạn đọc cùng tìm hiểu các nội dung thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Mou là gì?
MOU hay còn gọi là Memorandom of Understanding được định nghĩa là một bản thỏa thuận không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý giữa các bên thể hiện sự đồng lòng nhất trí về một mục đích nào đó. Biên bản này có thể là song hoặc đa phương, đơn thuần cho thấy sự sẵn sàng tham gia của mỗi bên vào việc hợp tác hướng tới hợp đồng chính thức, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính nghiêm túc và tôn trọng lẫn nhau giữa các bên.
Thông thường, MOU là bước đầu tiên hướng tới một hợp đồng pháp lý. Trong đó, mỗi biên bản ghi nhớ sẽ quy định rất nhiều điều khoản như yêu cầu công việc, quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan và sự hiểu biết của những bên tham gia.
Chính bởi vậy không phải bất kỳ trường hợp nào biên bản này cũng có tính khả dụng. Chúng cần có các tiêu chuẩn để MOU trở thành một biên bản pháp lý đó là đối tượng tham gia là gì, mục đích và nội dung cam kết cần có sự kiểm chứng bởi các bên, các bên xác nhận đi kèm với chữ quý theo quy định.
Ưu và nhược điểm của MOU
Ưu điểm của MOU
- MOU cho phép các bên thiết lập các mục tiêu chung một cách rõ ràng.
- Việc hoàn thành MOU làm giảm thiểu tối đa thời gian kí kết hợp đồng chính thức nhờ việc ghi lại các nội dung trên giấy tờ hoặc hồ sơ về các điều khoản đã được đàm phán.
- Biên bản ghi nhớ cũng giúp các bên dễ dàng rút lui, chấm dứt thỏa thuận khi nhận thấy có bất kỳ điều khoản hay mục tiêu chung nào không được đáp ứng.
- Cuối cùng nhờ việc vạch sẵn các thỏa thuận chính, tài liệu này có thể là bệ phóng giúp đi đến một hợp đồng khả thi trong tương lai.
Nhược điểm của MOU
Nhược điểm duy nhất của MOU có lẽ là việc đây là thỏa thuận không tính ràng buộc về mặt pháp lý. Bởi vì thế mà trong các hợp đồng kinh doanh, một số bên có thể lợi dụng hiệp ước, đặc biệt khi họ có vị trí cao hơn nhằm áp đặt bên còn lại. Ngoài ra đối với các thủ tục pháp lý còn chưa được chặt chẽ, rõ ràng như ở thị trường Việt Nam, nhiều doanh nghiệp, cá nhân có thể mắc bẫy mà không hề hay biết..
Mặc dù vậy, vì các bên chưa đi đến thỏa thuận hợp pháp cuối cùng, ít nhất vẫn có thể kéo thêm thời gian để cho những bên thiếu kiến thức có thể xem xét lại các điều khoản dẫn tới quyết định cuối cùng.
Cách sử dụng MOU trong kinh doanh
Sau khi đã nắm bắt được MOU là gì, cũng như các điều khoản dẫn tới kí kết, bước tiếp theo bạn cần phải biết đó là cách MOU hoạt động trong kinh doanh.
Đầu tiên, các đối tác kinh doanh sẽ tổ chức một cuộc họp để xác định những giao ước mà họ cảm thấy cần thiết. Sau quá trình đàm phán và trao đổi, những giá trị được chấp thuận giữa các bên sẽ được ghi lại vào biên bản, ngoài ra cũng sẽ xác định thời điểm bắt đầu thỏa thuận và khi nào hoặc bằng cách nào một trong hai bên có thể chấm dứt thỏa thuận.
Sau đó, toàn bộ nội dung đã hội thảo sẽ được lưu vào biên bản ghi nhớ. Một khi MOU đã hoàn thành, người đại diện của từng phía sẽ có quyền thảo luận và đưa ra các ý kiến thống nhất, nhằm hoàn chỉnh văn bản và đi tới quyết định ký kết hợp đồng chính thức sau này.
- Webhook Là Gì? Các Khái Niệm Căn Bản Về Webhook
- BA Là Gì? Một Business Analyst Cần Có Những Kỹ Năng Gì?
So sánh giữa MOU và hợp đồng chính thức
Điểm giống nhau
Trước tiên, MOU và hợp đồng đều giống nhau ở tính năng. Cả hai văn bản này nhằm đưa tới một thỏa thuận chung, thể hiện các cam kết, điều khoản về quyền và nghĩa vụ. Trong quá trình hợp tác, khi xảy ra bất kỳ tranh chấp hoặc vi phạm gì, các bên liên quan đều có thể sử dụng MOU và hợp đồng như một bằng chứng pháp lý nhằm đòi lại quyền lợi.
Điểm giống tiếp theo là cả MOU và hợp đồng đều được xác lập dựa trên sự tự nguyện, đồng thuận giữa hai bên. Các mục tiêu chung đã được quy định nhằm hướng tới sự hợp tác lâu dài, bền bỉ và vững mạnh.
Điểm khác nhau
Sự khác biệt lớn nhất và rõ ràng nhất của hai khái niệm này phải kể tới vấn đề pháp lý.
Hợp đồng là một loại văn bản có tính pháp lý cao nhất, chịu sự ràng buộc bởi các bên tham gia đồng thời được chứng thực bởi pháp luật và chịu sự thi hành của thẩm phán. Nếu vi phạm các điều luật đã quy định trong văn bản này, bạn có thể gánh chịu nhiều hậu quả cực kỳ nghiêm trọng. Sự thật là không chỉ phải tốn chi phí đền bù hợp đồng mà thậm chí một vài trường hợp còn có thể xử phạt hình sự. Bởi vậy mà văn bản đã gắn liền với nhiều giao dịch liên quan tới tiền bạc, giúp đảm bảo uy tín của các bên liên quan.
Nhưng với bản ghi nhớ MOU thì ngược lại. Nó như một bức tranh thô chưa được tô màu phác thảo những chi tiết thật sự ngắn gọn, xúc tích và ít phức tạp hơn so với hợp đồng chính thức. Do vậy, MOU luôn giữ được sự linh hoạt, được coi như là một thỏa thuận miệng hoặc giấy về những việc mà các bên cần phải làm miễn sao đảm bảo được lợi ích và mục tiêu chung.
Một bản MOU hoàn chỉnh mặc dù không có nhiều giá trị pháp lý, tuy nhiên vẫn nắm giữ các sức mạnh tiềm năng cần có, là một sự lựa chọn hoàn hảo giúp các bên đạt được các thỏa thuận tiềm năng trong tương lai.
Trên đây là những thông tin chi tiết về MOU là gì cũng như sự khác nhau giữa MOU với các bản hợp đồng chính thức. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được cái nhìn tổng quan và chính diện nhất về thuật ngữ này. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng theo dõi các bài đăng tiếp theo của chúng tôi.