Tuy thuật ngữ staff khá phổ biến và được sử dụng nhiều trong cuộc sống nhưng trên thực tế không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của nó. Một phần vì thuật ngữ này được sử dụng trong nhiều ngành nghề, phần là vì từ này mang nhiều ý tầng ý nghĩa. Vậy chính xác staff là gì? Và vị trí staff thường gắn với những lĩnh vực nào? Cùng tìm kiếm câu trả lời thông qua bài viết này nhé!
Mục lục
Staff là gì?
Staff không phải là một nghề, mà là một danh từ tiếng Anh biểu thị chung cho một vài vị trí nhân sự phổ biến như thư ký, cán bộ,… Ban đầu, staff chủ yếu được sử dụng trong ngành dịch vụ, nhà hàng và khách sạn, với các vị trí nổi bật như: Reception Staff, Cashier Staff, Event Staff, Cooking Staff,… Tuy nhiên với quá trình toàn cầu hóa thì từ Staff ngày càng được ứng dụng rộng rãi hơn ở mọi ngành nghề. Tuy nhiên trên thực tế, từ Staff vẫn được sử dụng với tên và nghĩa gốc thay vì dịch ra tiếng Việt.
Staff là gì trong công ty?
Hiện nay, từ staff không chỉ được sử dụng ở lĩnh vực nhà hàng, khách sạn mà giờ đây staff còn được sử dụng trong bất cứ ngành nào. Vậy Staff là gì trong công ty? Tên gọi này vẫn mang hàm nghĩa là nhân viên, người lao động trong công ty hay doanh nghiệp. Staff được ghép với những vị trí khác để tạo thành một chức vụ cụ thể. Số lượng staff trong công ty/ doanh nghiệp thường khá đông và tùy theo chức danh cũng như bộ phận làm việc, vị trí mà họ sẽ được ghép thêm các từ mô tả cụ thể hơn. Ví dụ như Reception Staff là nhân viên lễ tân; Cashier Staff là nhân viên thu ngân hay Cooking Staff là nhân viên nấu ăn,…
Ngoài ra, do số lượng mỗi bộ phận có nhiều staff vì vậy sẽ có riêng người điều hành, quản lý cũng như phân công công việc, vị trí này thường được gọi là Key staff. Mỗi một hoạt động, công việc phát sinh trong quá trình làm việc đều cần được Key staff giám sát, kiểm tra và đốc thúc công việc. Tùy thuộc vào quy mô của bộ phận mà có thể có từ 1 đến 2 Key staff điều hành.
Những vị trí staff thường gắn với lĩnh vực nào ?
Với sự bao quát rộng về nghĩa, nên từ “staff” được sử dụng ở đa dạng các lĩnh vực thay vì sử dụng các cụm từ ghép trong tiếng Việt. Cùng điểm qua một số lĩnh vực gắn với vị trí staff như:
Lĩnh vực nhà hàng – khách sạn
Lĩnh vực nhà hàng – khách sạn là một trong những lĩnh vực mà từ staff được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp rất nhiều chức danh, vị trí trong ngành đều gắn liền với từ Staff. Có thể kể tới như:
Reception Staff chỉ toàn bộ nhân viên thuộc bộ phận Lễ tân của nhà hàng hay khách sạn. Công việc chính của vị trí này là đón khách và làm các thủ tục như check in/ out. Thêm nữa, vị trí này sẽ hướng dẫn khách hàng lựa chọn dịch vụ hay sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Reception Staff cũng là bộ phận trực tiếp nhận phản hồi, ý kiến cùng như giải đáp thắc mắc, băn khoăn của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của nhà hàng – khách sạn.
Vị trí Reservation Staff là tên gọi của những nhân viên thuộc bộ phận đặt phòng trong khách sạn. Nhân viên thuộc bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin, yêu cầu về đặt, giao, đổi trả,… phòng. Ngoài ra, vị trí này cũng đồng thời xử lý các vấn đề liên quan tới việc xác nhận, cập nhật tình trạng đặt phòng vào hệ thống quản lý của nhà hàng – khách sạn.
Laundry Staff là nhân viên thuộc bộ phận giặt là trong khách sạn. Vị trí này sẽ tiếp nhận các loại đồ dùng mà khách hàng sử dụng dịch vụ giặt là như rèm cửa, thảm, khăn tắm hay chăn,… Cùng với vị trí này thì còn có vị trí Housekeeping Staff, đây là nhân viên thuộc bộ phận buồng phòng. Nhân viên vị trí này chịu trách nhiệm toàn bộ về vấn đề vệ sinh của phòng khách sạn cũng như toàn bộ các khu vực khác trong khách sạn như tiền sảnh, hành lang, khu vực làm việc,… Thêm nữa, trước khi bàn giao phòng mới cho khách thì Housekeeping Staff cần kiểm tra và đảm bảo phòng đạt chuẩn vấn đề về vệ sinh. Ngoài ra, trong lĩnh vực này còn một số vị trí sử dụng với từ Staff như Cashier Staff, Banqueting Staff hay Cooking Staff,…
Lĩnh vực marketing
Ngoài lĩnh vực nhà hàng – khách sạn thì trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, marketing từ Staff cũng được sử dụng khá nhiều để chỉ các vị trí và công việc của nhân viên. Một số vị trí thường gặp ở lĩnh vực có thể kể đến như Marketing Staff, Sales Staff, Telesale Staff,… Nhân viên các bộ phận này sẽ thực hiện các công việc khác nhưng đều phục vụ mục tiêu chung là đem sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng tiềm năng. Cụ thể các công việc của vị trí này có thể kể tới như:
Marketing staff chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng, phân tích cũng như nghiên cứu thị trường để tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Nhân viên vị trí này sẽ đảm bảo việc triển khai các chương trình ưu đãi, chiến dịch truyền thông được thu hút và tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng nhất. Thêm vào đó, đây cũng là những người xây dựng hệ thống chăm sóc và phát triển của việc kinh doanh online.
Đối với vị trí Sale staff, đây sẽ là người chịu toàn bộ trách nhiệm việc xây dựng data khách hàng cũng như tìm kiếm nguồn khách hàng mới và đảm bảo duy trì với các mối quan hệ của khách hàng cũ. Đồng thời đây cũng là bộ phận thực hiện các cuộc đàm phán, thuyết phục khách hàng sử dụng và mua sản phẩm hay dịch vụ của công ty, doanh nghiệp.
Lĩnh vực giải trí
Hẳn bạn không còn quá xa lạ khi nghe đến từ staff nếu bạn là người yêu thích nền văn hóa giải trí Hàn Quốc, những cụm từ như Staff Idol hay Staff Kpop xuất hiện khá phổ biến. Vậy Staff là gì trong Kpop? Đây là cụm từ chỉ nhân viên, trợ lý có của các công ty giải trí bên Hàn Quốc với nhiệm vụ hỗ trợ, chăm sóc,… cho các Idol Hàn Quốc trong quá trình di chuyển, thực hiện công việc hoặc nghỉ ngơi,…
Hiện nay, ngoài các idol cần staff mà những KOLS hay KOC hay những chương trình giải trí đều cần sự hỗ trợ của các staff. Họ sẽ thực hiện các công việc hậu theo yêu cầu của các vị trí như đạo diễn, quản lý,… để giúp mọi việc được vận hành một cách tốt và chỉn chu nhất.
Lĩnh vực kinh doanh – thương mại
Đối với lĩnh vực này, Staff được sử dụng nhiều với cụm từ Business Staff, tức là nhân viên kinh doanh. Về cơ bản, công việc chính của vị trí này là tạo ra doanh số cho công ty. Cụ thể các công việc mà một Business Staff cần làm đó là:
- Chủ động liên hệ và kết nối với khách hàng tiềm năng nhằm giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ của công ty
- Gửi thông tin sản phẩm, dịch vụ thông qua email để khách hàng tham khảo cũng như tư vấn, giải đáp các thắc mắc cho khách hàng
- Làm thủ tục ký kết hợp đồng với những khách hàng xác nhận sử dụng và mua sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp
Việc lựa chọn sử dụng cụm từ Business Staff thay vì các từ mang nghĩa tương đương trong Tiếng Việt không chỉ giúp từ ngữ trở nên ngắn gọn mà nhờ đó nâng cao tính chuyên nghiệp đồng thời khi thông thương và giao lưu với quốc tế trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn.
Ngoài vị trí Business Staff thì còn vị trí PR staff, vị trí này là một phần của công ty. Những người làm vị trí này là người giữ hồn cho thương hiệu. Nhiệm vụ chính mà họ cần làm đó chính là lên kế hoạch xây dựng hình ảnh của công ty để khách hàng có thiện cảm, quan tâm đến sản phẩm nhiều hơn. Qua đó gia tăng thêm tệp khách hàng của thương hiệu cũng như khả năng nhận diện của thương hiệu hiện lên một cách rõ nét và in sâu vào tâm trí khách hàng nhất.
Lĩnh vực vận hành
Sẽ thật thiếu sót nếu không nói tới lĩnh vực Vận hành, đây cũng là một trong những lĩnh vực sử dụng từ Staff để chỉ chức danh của nhân viên. Theo đó, nhân viên trong lĩnh vực này sẽ được biết đến với tên gọi Operation Staff – nhân viên hiện trường, viết tắt là OPS. Vị trí này được đánh giá là một trong những vị trí quan trọng trong ngành logistics. Nhiệm vụ chính của vị trí này là tiếp nhận, xử lý các chứng từ và thủ tục liên quan tới việc xuất nhập khẩu tại cửa khẩu để đảm bảo việc lưu thông luôn trơn chu và hiệu quả nhất. Nhân viên của chức vụ này thường làm việc tại các cảng biển, kho bãi hay cơ quan thuế và hải quan.
Phân biệt giữa Staff và các từ đồng nghĩa khác
Sự đa dạng của ngôn ngữ nên có rất nhiều từ có cùng một ý nghĩa mà không phải ai cũng hiểu và nắm rõ, cùng mang nghĩa là nhân viên nhưng ngoài từ staff thì có khá nhiều từ tương đồng, nhưng tùy vào từng ngữ cảnh mà nó mang một ý nghĩa khác. Dưới đây là sự khác biệt của staff với các cụm từ đồng nghĩa khác để các bạn có thể sử dụng hợp lí trong các ngữ cảnh:
Staff ám chỉ toàn bộ đội ngũ nhân viên trong bộ phận, công ty, tổ chức nhưng không gồm nhân sự quản lý. Ngược lại với từ employee, từ này ám chỉ 1 người. là nhân viên công ty được nhận lương hàng tháng theo hợp đồng ký kết. Tuy nhiên khi sử dụng employee dưới dạng số nhiều thì nó cũng mang ý nghĩa tương tự như từ Staff.
Ngoài employee thì worker cũng ám chỉ một người nhưng thường được sử dụng để nói tới người lao động làm việc trong những lĩnh vực cần hoạt động nhiều điển hình như xây dựng, hay các công việc được tính theo giờ, ngày hay tuần để trả lương. Thế nhưng vị trí này không được sử dụng để chỉ cho vị trí quản lý.
Tượng tự với từ staff, từ personnel cũng dùng để chỉ toàn bộ đội ngũ nhân sự làm việc trong công ty, doanh nghiệp. Chỉ có điều khác duy nhất đó là từ Personnel bao gồm cả nhân sự quản lý, lãnh đạo, tổ chức của doanh nghiệp, công ty.
Lời kết
Mong rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ qua bài viết này sẽ giúp bạn trả lời được phần nào câu hỏi “Staff là gì? Những lĩnh vực nào gắn liền với vị trí staff?” Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hãy để lại câu hỏi dưới trang web hay liên hệ ngay với FPT Skillking để được đội ngũ chuyên gia giải đáp ngay cho bạn nhé!