Trong chiến lược Marketing thì Content mang ý nghĩa cốt lõi giúp doanh nghiệp có thể bứt phá trên thị trường. Cách phổ biến mà các doanh nghiệp thường làm đó là tìm cách thấu hiểu và truyền tải nội dung đến khách hàng chính là kể chuyện. Hình thức này hay còn gọi là Content Storytelling, một trong những phương thức xây dựng thương hiệu đẳng cấp trong thời đại 4.0.
Storytelling là gì? Đây là dạng content phổ biến được hình thành dựa trên việc xây dựng và lan tỏa câu chuyện thương hiệu đến khách hàng tạo nên sự đồng điệu. Một thương hiệu bền vững phải luôn biết cách xây dựng thương hiệu cốt lõi, mang ý nghĩa sâu sắc có thể chạm được đến cảm xúc của khách hàng. Từ đó nhận được sự phản hồi và liên kết từ khách hàng. Do đó Storytelling được ví như chìa khóa được các Marketer áp dụng giúp khách hàng nhận ra được giá trị của doanh nghiệp.
Mục lục
Ưu điểm nổi bật của dạng Content Storytelling
Storytelling giúp doanh nghiệp tạo ra được những giá trị đích thực thông qua hình thức kể chuyện. Dạng Content này ví như một cô gái “dịu hiền” nhẹ nhàng đến và vỗ về cảm xúc của khách hàng từ đó giúp sự liên kết giữa khách với doanh nghiệp được chặt chẽ hơn. Vậy những ưu điểm của Storytelling là gì?
- Giúp doanh nghiệp truyền tải những điểm nổi bật về ý nghĩa thương hiệu.
- Góp phần đưa vị trí của doanh nghiệp lên top đầu.
- Chạm được đến cảm xúc và tâm lý của khách hàng.
- Một phần câu chuyện giúp khách hàng ở lại lâu hơn với doanh nghiệp từ đó tạo nên niềm tin.
Cách viết Storytelling thu hút nhất
Xác định góc nhìn của bạn
Trong một câu chuyện thì nhân vật chính là yếu tố không thể thiếu. Những chi tiết được suy nghĩ, phác thảo luôn cần sự có mặt của nhân vật chính để có thể có thể tạo ra một câu chuyện hoàn chỉnh với cốt chuyện mạch lạc, logic.
Đối với doanh nghiệp thì mỗi sản phẩm, dịch vụ sẽ là một nhân vật để có thể dựa vào đó triển khai những ý tưởng độc đáo, sáng tạo. Việc bắt chước một quy chuẩn hay một công thức nào đó là điều không nên làm. Thay vào đó, hãy áp dụng cách nhìn chân thực nhất để tạo nên một câu chuyện có thể chạm đến cảm xúc, nhu cầu của khách hàng.
Một lưu ý hết sức quan trọng đó là khách hàng phải luôn là tâm điểm hướng đến. Vì thế, khi viết hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để có thể thấu hiểu. Ngoài ra, trong quá trình viết bạn hãy luôn trả lời những câu hỏi sau:
- Thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng là gì?
- Chất liệu để tạo nên câu chuyện của bạn có thật sự hiệu quả không?
- Câu chuyện nào về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ nào mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng tạo nên sự cộng hưởng trọn vẹn?
Phác thảo nên cốt truyện
Sau khi hiểu được bản chất thực sự của Storytelling, việc tiếp theo bạn cần làm chính là tạo nên một cốt truyện logic và mạch lạc giúp mọi người hoàn toàn có thể hình dung. Ở bước này nếu bạn làm một cách chỉn chu, tỉ mỉ thì sẽ là bàn đạp giúp câu chuyện của bạn hoàn hảo hơn ở những bước sau. Ở phần này nội dung của bạn nên hướng đến những chi tiết như: lời hứa thương hiệu, lợi ích thương hiệu. Từ đó sẽ giúp câu chuyện về thương hiệu của bạn tạo được niềm tin, và sự tín nhiệm trong tâm trí khách hàng.
Đặc biệt, trong câu chuyện của bạn cần có sự trực quan. Cốt truyện cũng cần đơn giản hóa giúp câu chuyện trở nên chân thật và dễ hiểu hơn rất nhiều. Từ đó giúp thương hiệu của bạn trở nên dễ nhớ và lưu lại trong tâm trí của khách hàng lâu hơn.
Trong phần này, bạn nên trả lời những câu hỏi dạng như:
- Địa điểm bắt đầu và kết thúc của câu chuyện ở đâu.
- Những trải nghiệm của nhân vật chính đã tác động như thế nào?
- Những cảm xúc đã được tác động là gì?
Khai thác những điều sâu xa
Để câu chuyện thêm đặc sắc hơn, bạn cần phải thêm các yếu tố đặc biệt và diễn đạt một cách hợp lý. Trong phần này bạn luôn cần phải trả lời những câu hỏi như:
- Xác định câu chuyện sẽ được kể dưới định dạng nào?
- Triển khai câu chuyện thông qua những kênh nào?
Một câu chuyện được đánh giá cao khi nó có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong bất kỳ hoàn cảnh nào và trên mọi phương tiện truyền thông. Những bức ảnh đặc sắc trong câu chuyện phải được chia sẻ và lan truyền trên các nền tảng mạng xã hội. Hãy chắc chắn về câu chuyện mà bạn kể từ đó có thể nhắc lại ở bất cứ đâu.
Lấy dẫn chứng một cách thuyết phục
Trong Storytelling việc bạn chỉ chăm kể lại những sự vật, hiện tượng mà khách hàng không hề có liên tưởng gì sẽ khiến câu chuyện của bạn bị mất đi giá trị và trở nên nhàm chán. Điều này đồng nghĩa sự kết nối đến người tiếp nhận sẽ bị phá vỡ khiến khách hàng khó hình dung và tin tưởng vào câu chuyện.
Cách tốt nhất là hãy kể những điều chân thực nhất, cho khách hàng thấy được những dẫn chứng cụ thể và hành động thật về câu chuyện đó.
Tạo ra “người hùng” của câu chuyện
Trong câu chuyện này “người hùng” không mang nhiệm vụ giải cứu thế giới như thông thường. Thay vào đó trong câu chuyện này “người hùng” giữ vai trò là mấu chốt, giúp gỡ được những nút thắt để có thể giải quyết khi câu chuyện của bạn bị đẩy đến cao trào. Trong quá trình tiếp nhận và học hỏi từ nhân vật để có thể tìm ra giải pháp, nhận ra những điều mới lạ để có thể chuyển bại thành thắng một cách đầy thuyết phục. Vì thế, hãy lựa chọn và tạo ra” người hùng” một cách hợp lý cho câu chuyện của bạn.
Câu hỏi thường gặp về Storytelling
Những dạng cốt truyện Storytelling căn bản nào?
- Từ tồi tệ đến thành công
- Chiến thắng quái vật
- Hành trình của anh hùng
- Dạng cốt truyện Storytelling chinh phục (Vượt qua thử thách)
- Dạng cuối cùng là hoài niệm – tìm ra chân lý
Các nguồn Storytelling
Bạn hoàn toàn có thể tìm nguồn Storytelling tại:
- Các diễn đàn, phòng thú tội trên mạng xã hội.
- Những câu chuyện bóc phốt, drama trên các nhóm chuyên “hóng hớt”
- Cộng đồng những người phát triển bản thân hoặc về triết lý
- Các nhóm chuyên ngành của từng lĩnh vực
Định dạng của Storytelling có những dạng nào?
- Thông qua số liệu
- Hình ảnh
Những nguyên tắc cơ bản trong Storytelling
- Emotion
- Glue
- Authentic
- Target
- Reward
Như vậy Storytelling chính là một trong những cách hữu ích giúp chiến dịch Marketing của doanh nghiệp thành công. Để có thể hiểu rõ hơn về cách viết Storytelling “thu hút” luôn cần bạn phải không ngừng học hỏi và tiếp thu. Cùng với đó là những chia sẻ đã được nói đến trong phần trên. Hãy tham gia một khóa học viết tại FPT Skillking bạn sẽ thấy sự thay đổi kỳ diệu, giúp bạn và doanh nghiệp của mình thành công hơn.