Tìm hiểu các thuật ngữ trong SEM phổ biến được sử dụng nhiều trong Marketing

SEM là viết tắt của Search Engine Marketing là khái niệm phổ biến trong Digital Marketing. SEM tương tự như SEO nhưng có một số điểm đặc biệt hơn bởi những thuật ngữ đi kèm. Vậy có những thuật ngữ trong SEM nào thường được sử dụng, hãy khám phá cùng chúng tôi trong bài viết dưới đây.

Thuật ngữ trong SEM
Tìm hiểu các thuật ngữ trong SEM phổ biến được sử dụng nhiều trong Marketing

SEM (Tiếp thị công cụ tìm kiếm) là hoạt động tiếp thị một doanh nghiệp bằng cách sử dụng các quảng cáo có trả tiền xuất hiện trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (hoặc SERPs ). Theo đó, các nhà quảng cáo đặt giá thầu trên các từ khóa mà người dùng các dịch vụ như Google Ads và Bing Ads có thể nhập khi tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định, điều này mang lại cho nhà quảng cáo cơ hội để quảng cáo của họ xuất hiện cùng với kết quả cho các tìm kiếm đó.

Advertising network

Advertising network – Mạng quảng cáo là một nền tảng chuyên về quảng cáo kết nối các doanh nghiệp muốn chạy quảng cáo với các trang web muốn lưu trữ. Thuộc tính cơ bản nhất của mạng quảng cáo Advertising network là tập hợp không gian quảng cáo và phù hợp với nhu cầu của nhà quảng cáo rồi đưa đến gần hơn với doanh nghiệp

Thuật ngữ mạng quảng cáo là trung lập về phương tiện, nhưng thường được sử dụng để ngụ ý “mạng quảng cáo trực tuyến” vì thị trường của không gian quảng cáo tổng hợp của nhà xuất bản và nhà quảng cáo ngày càng được tìm thấy nhiều hơn trên Internet. Sự khác biệt quan trọng giữa mạng quảng cáo truyền thống và trực tuyến là các mạng trực tuyến phân phối quảng cáo đến công chúng thông qua nền tảng công nghệ. Việc phân phối quảng cáo thông qua một mạng quảng cáo cho phép chủ sở hữu doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp nhắm mục tiêu, theo dõi và báo cáo đặc biệt hơn so với các phương tiện truyền thống.

Anchor text

Anchor text là nội dung cụ thể xuất hiện trên các trang Web để thu hút người đọc nhấp vào. Anchor text chính là những đoạn text màu xanh đậm mà bạn có thể thấy khi tìm kiếm từ khóa nào đó. Nếu bạn lướt qua một kết quả tìm kiếm, Anchor text vẫn sẽ có màu xanh. Còn nếu bạn nhập vào và xem kết quả tìm kiếm đó thì Anchor text sẽ chuyển sang sắc tím. Hai màu sắc này giúp bạn có thể phân biệt được giữa các nội dung đã xem và chưa xem. Và để thu hút lượng người đọc lớn nhất có thể, Anchor text thường được các doanh nghiệp trau chuốt, sáng tạo và nhấn nhá để tạo nên sự khác biệt so với các kết quả tìm kiếm có thể xuất hiện vào cùng một thời điểm.

Tỉ lệ nhấp (CTR)

CTR là tỷ lệ nhấp cho bạn biết tỷ lệ phần trăm những người nhấp vào quảng cáo của bạn sau khi xem nó. CTR được tính bằng cách chia số người nhấp sau khi xem quảng cáo của cho tổng số lần hiển thị mà quảng cáo mà doanh nghiệp nhận được.

Như bạn có thể hình dung, tỷ lệ nhấp là một số liệu quảng cáo quan trọng cần được theo dõi chặt chẽ, đặc biệt là khi chạy quảng cáo tìm kiếm có trả tiền. Theo đó, CTR của bạn cho bạn biết nhiều điều về các chiến dịch PPC. Ví dụ, tỷ lệ nhấp cao là một dấu hiệu tốt cho thấy quảng cáo / hoặc hình ảnh của bạn đang gây được tiếng vang với đối tượng mục tiêu.

Nói cách khác, CTR cao có nghĩa là bạn đã nhắm mục tiêu đúng người, nội dung của bạn tốt và những yếu tố hấp dẫn để một tỷ lệ lớn người xem quảng cáo nhấp vào. Đây là một dấu hiệu tuyệt vời và bạn cần tiếp tục phát huy. Cùng với đó, CTR cao là một dấu hiệu tuyệt vời cho thấy bạn đang tiến gần hơn đến mục tiêu của mình là có nhiều khách hàng tiềm năng hơn và có cơ hội mua hàng cao hơn. Ngược lại, CTR thấp thường có nghĩa là quảng cáo của bạn  không phù hợp với đối tượng mục tiêu. Vì vậy, nếu bạn đang thử nghiệm một quảng cáo mới và tỷ lệ nhấp của bạn giảm xuống, thì hình ảnh hoặc hình ảnh quảng cáo mới của bạn có thể cần thay đổi để đạt được mục tiêu tốt hơn.

Thuật ngữ trong SEM
Tỷ lệ click CTR

Content Network (Mạng nội dung)

Content Network hay còn được biết đến với tên gọi phổ biến là mạng nội dung. Theo đó, Content Network là một mạng liên kết các nội dung với đa dạng hình thức như text, hình ảnh, video,… và cho phép quảng cáo xuất hiện trên đó. Có thể nói đây là một trong những hình thức quảng cáo phổ biến bạn có thể sử dụng kết hợp cùng Google Ads để đạt hiệu quả tốt nhất trong Digital Marketing. Theo đó, bạn có thể đặt các quảng cáo của mình trên các site, web,… khác thay vì chỉ chạy quảng cáo trực tiếp trên Google.

??? Xem thêm: Khóa học Digital Marketing – Đào tạo Digital Marketing Full-stack

Cost Per Action (CPA)

Cost Per Action là hình thức tính phí dựa trên sự thay đổi hành động của khách hàng từ đọc, tham khảo thông tin sang gọi điện, nhắn tin, email,… Các hành động này có thể chưa dẫn đến kết quả cuối cùng là đưa ra quyết định mua hàng nhưng vẫn sẽ bị tính phí bởi nó đã tạo ra những thay đổi nhất định trong hành động của khách hàng.

Thuật ngữ SEM
Hình thức tính phí CPA tùy thuộc vào hành động của người dùng

Cost Per Click (CPC)

Cost Per Click CPC là việc tính phí quảng cáo dựa trên các lượt nhấp xem vào kết quả tìm kiếm được quảng cáo của khách hàng. Theo đó, chưa cần họ phải có sự thay đổi trong hành động mà chỉ cần có lượt click là có tính phí. 

CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions)

Theo các nghiên cứu chứng minh, 1000 lần xuất hiện của một kết quả được quảng cáo sẽ tạo được ấn tượng tương đối sâu sắc đối với khách hàng. Từ đây, doanh nghiệp có thể thu hút thêm một lượng lớn khách hàng sau khi đã tạo được ấn tượng ban đầu. Theo đó, 1000 lần xuất hiện quảng cáo này được tính phí và được biết đến với cái tên CPM hay Cost Per Mile.

Geo-targeting

Geo targeting là việc nhắm mục tiêu theo vị trí địa lý và cung cấp nội dung cho người dùng dựa trên vị trí địa lý của họ. Điều này có thể được thực hiện trên thành phố hoặc zip cấp mã qua địa chỉ IP hoặc thiết bị ID, các tín hiệu GPS,… Các nhà tiếp thị nhắm mục tiêu theo địa lý người dùng trên thiết bị di động luôn hiện diện của họ vì vị trí của mỗi người có thể cung cấp thông tin quan trọng liên quan về môi trường và suy nghĩ của họ tại một thời điểm nhất định. Điều này giúp việc phân phối nội dung quảng cáo có liên quan dễ dàng và dễ dàng tiếp cận với các khách hàng mục tiêu hơn.

Googlebot

Googlebot là công cụ đặc biệt của Google hoạt động với mục đích thu thập thông tin, dữ liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu, phát triển, khắc phục các hạn chế và nâng cao trải nghiệm người dùng. Googlebot cũng có thể được ví như “nhện Google” bởi độ thông minh và nhanh nhạy nên bất cứ hành vi nào ảnh hưởng đến người dùng cũng sẽ bị phát hiện. Do vậy, hoàn toàn không có việc sử dụng các trick để qua mặt Googlebot.

Thuật ngữ SEM
Google Bot – Công cụ đặc biệt của Google

Inbound link

Inbound link là thuật ngữ chỉ các liên kết từ bên ngoài có thể dẫn về Website của bạn. Inbound link càng đa dạng bạn càng dễ dàng tăng thứ hạng trên các thanh công cụ tìm kiếm. Tuy vậy, các Inbound link cần thực sự chất lượng và không quá nhồi nhét để tránh bị đánh giá là spam.

Invisible web

Invisible Web là một phần không thể thiếu của World Wide Web. Sở dĩ có tên gọi này bởi Invisible Web không thể lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm. Trái ngược với Web bề mặt thông thường, Web vô hình Invisible bao gồm dữ liệu và thông tin không thể tìm kiếm bằng các công cụ tìm kiếm vì nhiều lý do khác nhau. Theo đó, người dùng không thể truy cập thông tin này bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm truyền thống. Và Invisible Web có một số hình thức phổ biến như trang web, ứng dụng và tài nguyên không được lập chỉ mục bao gồm thông tin được bảo vệ trong các lĩnh vực email, ngân hàng trực tuyến, cơ sở dữ liệu chuyên biệt và các dịch vụ trả phí khác,… Ngoài ra, cũng có những trang web không được liên kết và được bảo vệ bằng mật khẩu.

Keyword

Keyword – Từ khóa là một phần không thể thiếu của SEM cũng như SEO. tuy nhiên, khác với từ khóa trong SEO (có thứ hạng tìm kiếm cao trên thanh công cụ tìm kiếm một cách tự nhiên) thì Keyword trong SEM là các từ khóa được trả phí để có thể đạt được top trên thanh công cụ tìm kiếm. Cách làm này nhanh hơn SEO rất nhiều nhưng lại tốn khá nhiều chi phí nếu không có đường hướng đúng đắn và cách triển khai đúng cách. Tuy vậy, cũng không thể loại bỏ hoàn toàn SEM trong các chiến dịch Digital Marketing. Theo đó, để có thể đạt hiệu quả cao nhất, bạn có thể kết hợp cả SEO và SEM nhuần nhuyễn với nhau.

 ???Tìm hiểu thêm về: Học Digital Marketing ở đâu? Gợi ý một số địa chỉ học uy tín

Link bait

Link bait là những nội dung sáng tạo độc đáo đã được đăng trên Publish và được đăng lại trên các trang mạng xã hội của cùng doanh nghiệp để thu hút thêm các lượt click. Việc tăng thêm các lượt click cũng vô cùng hữu hiệu trong việc cải thiện thứ hạng của các kết quả tìm kiếm.

Thuật ngữ trong SEM
Link bait

Link building

Link building là toàn bộ quá trình xây dựng, tìm kiếm các liên kết chất lượng có lưu lượng truy cập lớn để dẫn về Website doanh nghiệp. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả để có thể cải thiện thứ hạng tìm kiếm.

Meta tags

Meta tags là các nội dung chính của các Website. Tuy vậy, Meta tags không xuất hiện trên trang mà tồn tại dưới dạng những đoạn code và được lưu trữ ở nguồn trang. Meta tags được sử dụng phổ biến trong các thẻ HTML và XHTML. 

Pay per click (PPC)

Pay-per-click là hình thức Digital Marketing mà nhà tiếp thị trả một khoản phí mỗi khi khách hàng nhấp vào quảng cáo của họ trên các thanh công cụ tìm kiếm. 

Quality score

Quality score là điểm số được ước tính dựa trên chất lượng quảng cáo, nội dung, nội dung quảng cáo, landing page,… Kết quả quảng cáo tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được vị trí tốt và bớt được chi phí quảng cáo trên các thanh công cụ tìm kiếm. Điểm chất lượng Quality score được tính dựa trên thang 10.

Hoàn vốn đầu tư (ROI)

ROI là tỷ suất lợi nhuận được tính dựa trên doanh thu thu được từ quảng cáo. ROI sẽ được tính theo công thức doanh thu (tổng tất cả các chi phí bỏ ra bao gồm cả giá sản phẩm, chi phí quảng cáo,…) trừ đi giá bán sản phẩm. Phần chênh lệch sẽ được đem chia cho giá bán sản phẩm và thu được kết quả cuối cùng là ROI.

Thuật ngữ trong SEM
Tỷ suất lợi nhuận – ROI

Tiếp thị công cụ tìm kiếm (SEM)

Tiếp thị công cụ tìm kiếm SEM là việc trả phí quảng cáo để có được thứ hạng tốt trên trên thanh công cụ tìm kiếm. SEM có nhiều điểm tương đồng so với SEO nhưng thay vì chỉ xây dựng, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để đạt thứ hạng cao thì SEM bao gồm việc trả phí quảng cáo. 

Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn có những hiểu biết cơ bản nhất về các thuật ngữ trong SEM. Nếu còn thắc mắc, bạn có thể để lại câu hỏi phía dưới để được giải đáp kịp thời. Và nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về các thuật ngữ kể trên, hãy truy cập Website FPT Skillking để được tư vấn và giải đáp kịp thời về các khóa học Digital Marketing Full-Stack.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *