Đối với những người làm Marketing thì chắc chắn không thể bỏ qua SWOT – công cụ giúp bạn thiết lập chiến lược cho doanh nghiệp. Việc xây dựng mô hình SWOT chi tiết sẽ là tiền đề giúp doanh nghiệp biết được điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và từ đó tìm ra cơ hội phát triển bền vững.
Mục lục
SWOT là gì?
Vậy mô hình SWOT là gì? SWOT là mô hình (ma trận) phân tích kinh doanh được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Nếu doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh hay chưa biết đi theo lối nào thì có thể sử dụng mô hình SWOT.
Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ của doanh nghiệp bao gồm danh tiếng, đặc điểm, vị trí địa lý,…và tất cả những điều này bạn đều có thể thay đổi được. Còn đối với cơ hội và rủi ro là những yếu tố bên ngoài bao gồm: nguồn cung cấp, đối thủ cạnh tranh,…và doanh nghiệp của bạn sẽ khó có thể kiểm soát được những yếu tố này.
Phân tích mô hình SWOT
Để bắt đầu cho một chiến lược kinh doanh, bạn cần phải phân tích chi tiết 4 yếu tố trong mô hình dưới đây:
Strengths (điểm mạnh)
Một trong những yếu tố không thể thiếu trong mô hình đó chính là điểm mạnh. Và chắc chắn mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng của mình. Những điểm mạnh được liệt kê ra như:
- Những công việc mà doanh nghiệp làm tốt?
- Những tố chất khiến doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn đối thủ?
- Nguồn lực nội bộ: Kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn và mindset của đội ngũ nhân viên.
- Tài sản hữu hình: Máy móc, thiết bị có tiên tiến hay không?
- Tài sản vô hình: Kỹ thuật độc quyền, bằng phát minh, sáng chế,…
Ngoài ra, bạn hãy đặt những câu hỏi xoay quanh vấn đề điểm mạnh này như:
- Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
- Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành?
- Đặc tính thương hiệu (brand attribute) thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
- Những ý tưởng bán hàng độc đó mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ?
- Những tài nguyên mà đối thủ của bạn không có được?
Nếu như trả lời được tất cả những câu trả lời trên thì bạn sẽ xác định được điểm mạnh cốt lõi của doanh nghiệp. Nhưng bạn cũng nên lưu ý là phải có cái nhìn đa chiều từ vị thế là người trong cuộc, khách hàng cho đến những đối thủ cùng ngành. Bởi nếu nói chất lượng của bạn là điểm mạnh nhưng chất lượng sản phẩm của đối thủ cũng khiến bạn phải dè chừng. Do vậy mà khi gặp khó khăn, bạn cứ nếu ra bởi biết đâu nó lại trở thành điểm mạnh để bạn khai thác.
- Digital Marketing là gì? Những điều cần biết về Digital Marketing
- TOP 5+ Khóa học Digital Marketing miễn phí
Weaknesses (điểm yếu)
Và khi có điểm mạnh thì chắc chắn doanh nghiệp nào cũng có hạn chế nhất định. Chỉ là cách khắc phục điểm yếu được mỗi doanh nghiệp làm như thế nào. Một số đặc điểm về điểm yếu mà doanh nghiệp của bạn cần phải kể ra có thể nói đến như:
- Những khía cạnh hay chuyên môn còn hạn chế của doanh nghiệp?
- Những việc mà đối thủ làm tốt hơn bạn?
- Nguồn lực còn bị hạn chế ở khâu nào?
- Những điều khoản trong hợp đồng đã rõ ràng hay chưa?
Hay bạn cũng có thể liệt kê ra những tồn tại theo đánh giá khách quan nhất như:
- Khách hàng của bạn không thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
- Những lời nhận xét hay review của khách hàng mà doanh nghiệp của bạn thường nhận được là gì?
- Giá bán sản phẩm có đắt hơn so với đối thủ cạnh tranh?
- Các kênh bán hàng mà doanh nghiệp bạn thực hiện có mang lại hiệu quả?
- Dịch vụ hỗ trợ đã đáp ứng được những nhu cầu của khách hàng hay chưa?
- Đưa ra lý do khiến khách hàng phải lựa chọn sản phẩm của bạn mà không phải của đối thủ?
- Các chiến dịch quảng cáo đã chạm đến được tập khách hàng tiềm năng hay chưa?
Đối với điểm yếu, bạn cũng phải có cái nhìn khách quan và chủ quan. Hơn nữa bạn cũng phải đối diện với điểm yếu để nhanh chóng đưa ra những hướng giải quyết đúng đắn và kịp thời.
Opportunities (cơ hội)
Yếu tố tiếp theo trong mô hình SWOT đó chính là cơ hội. Ở mục này, bạn hãy liệt kê những cơ hội như “Đội ngũ marketing của công ty có đang tạo ra một khối lượng khách hàng tiềm năng hay chưa?” hay “Ý tưởng kinh doanh của bạn có đang bắt kịp với xu hướng hay không?”. Bên cạnh đó, để có thể tìm ra cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, bạn nên tận dụng những nhân tố như: xu hướng trong công nghệ và thị trường, sự thay đổi chính sách của chính phủ, sự thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống, xu hướng khách hàng,…
- Ngoài ra, để biết được doanh nghiệp có những cơ hội nào thì các bạn cần phải có sự giải đáp những câu hỏi như:
- Cách cải thiện quy trình bán hàng, hỗ trợ khách hàng hiện có cũng như khách hàng tiềm năng?
- Các kiểu truyền thông thúc đẩy quá trình mua hàng của khách hàng?
- Phương pháp tối ưu quy trình làm việc hiệu quả?
- Những công cụ hay tài nguyên tiềm năng nào mà doanh nghiệp chưa khai thác hết?
- Các kênh quảng cáo hay chiến dịch quảng bá hình ảnh tiềm năng mà doanh nghiệp chưa thực hiện?
Tóm lại để có thể tìm ra cơ hội thì bạn cần phải xem xét lại điểm mạnh cũng như điểm yếu. Bởi từ điểm mạnh bạn sẽ có ý tưởng khai thác thêm nhiều cơ hội cũng như từ điểm yếu thì bạn nên khắc phục và biến nó thành cơ hội như thế nào?
Threats (thách thức)
Tất nhiên trong kinh doanh thì chúng ta không thể tránh được những rủi ro và đây chính là một trong các yếu tố chiếm một vị trí trong mô hình SWOT. Những thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt có thể được kể đến như: đối thủ cạnh tranh mới nổi, chính sách pháp luật thay đổi hay xu hướng của người tiêu dùng khiến doanh nghiệp cần phải nhanh trí đưa ra những thay đổi cho phù hợp với thời thế. Nói chung là chúng ta có thể phát huy những điểm mạnh và cơ hội để khiến những điểm yếu và thách thức không còn là gánh nặng của doanh nghiệp.
➡➡➡ Xem thêm: Khóa Học Digital Marketing Online Full Stack FPT Skillking
Ai nên thực hiện phân tích SWOT?
Mô hình SWOT là một trong những phương thức cũng như là công cụ hỗ trợ đắc lực đối với những người làm kinh doanh. Đặc biệt những tầng lớp lãnh đạo, những người đứng đầu công ty nên đi đầu và chủ động tìm hiểu và sử dụng ma trận SWOT. Đây là mô hình không chỉ có ích trong việc điều hành kinh doanh ở các doanh nghiệp lớn mà còn hỗ trợ những doanh nghiệp vừa và nhỏ có những nước đi mới trong thị trường.
Tuy nhiên, nếu muốn có một mô hình SWOT hoàn hảo cũng như giải quyết được những khó khăn của công ty thì phải được triển khai bởi một nhóm người với góc nhìn đa chiều. Những người quản lý, sales, dịch vụ chăm sóc khách hàng hay bản thân khách hàng cũng là những người có thể đóng góp ý kiến vào việc xây dựng mô hình SWOT.
Tại sao doanh nghiệp cần phải phân tích mô hình SWOT? Việc dùng SWOT sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở để đánh giá hiện tại và xây dựng những chiến lược có tính hiệu quả hơn. Nhưng theo như đánh giá ở trên thì mọi thứ đều thay đổi theo thời gian và xu hướng, do vậy mà doanh nghiệp cần phải có những đánh giá, xây dựng mô hình linh hoạt.
Xây dựng chiến lược SWOT
Phân tích mô hình SWOT sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tất cả mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn. Dưới đây sẽ là 4 chiến lược kết hợp của SWOT mà các bạn tham khảo bao gồm:
- Chiến lược S-O (Strengths – Opportunities): Nhận thấy những cơ hội ứng với điểm mạnh để có thể phát huy được điểm mạnh.
- Chiến lược W-O (Weaknesses – Opportunities): Đấu tranh với những điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
- Chiến lược S-T (Strengths – Threats): Tận dụng những điểm mạnh để có thiểu giảm thiểu những rủi ro do tác động từ môi trường bên ngoài.
- Chiến lược W-T (Weaknesses – Threats): Cần phải có những kế hoạch thiết thực để tránh các yếu tố tác động bên ngoài.
Việc kết hợp những yếu tố sẽ giúp bạn có những góc nhìn đa chiều cũng như tổng thể về tình hình chung của doanh nghiệp. Hơn nữa với việc đề ra các chiến lược sẽ giúp bạn vận dụng các yếu tố trong việc giải quyết vấn đề một cách tốt hơn.
Ý nghĩa của việc sử dụng ma trận SWOT
Việc phân tích ma trận SWOT là một trong những bước hình thành kế hoạch kinh doanh của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang muốn phát triển và gây dựng cho mình một “cái mác” uy tín trên thị trường thì việc phân tích SWOT là quy trình không thể thiếu. Hơn nữa, mô hình SWOT còn có tác dụng đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu, do vậy mà bạn dễ trình bày ý tưởng một cách trật tự và logic. Cuối cùng, việc phân tích mô hình SWOT cũng sẽ cung cấp các thông tin hữu hiệu để kết nối các khả năng cũng như nguồn lực của công ty với lợi thế cạnh tranh vốn có của mình.
Ví dụ về mô hình SWOT của một số thương hiệu lớn
Để các bạn dễ dàng hình dung rõ hơn về mô hình SWOT thì hãy theo dõi những case study mà một số doanh nghiệp lớn đã áp dụng như:
Doanh nghiệp Starbuck
Thế mạnh
- Starbuck là tập đoàn sinh lời lên đến $600 triệu vào năm 2004
- Là thương hiệu cà phê toàn cầu nổi tiếng với chất lượng sản phẩm và dịch vụ
- Lọt top 100 nơi đáng làm việc nhất, tôn trọng nhân viên
- Doanh nghiệp mang tôn chỉ và sứ mệnh giàu tính đạo đức
- Hiểu được thị hiếu và xu hướng của khách hàng
Điểm yếu
- Nổi tiếng mát tay trong phát triển sản phẩm mới và tính sáng tạo. Tuy nhiên khả năng cải tiến của họ sẽ có lúc thất bại rất dễ xảy ra.
- Để tránh được những rủi ro thì Starbuck đã xây dựng chuỗi nhượng quyền có mặt trên khắp thế giới.
- Chủ yếu dựa trên lợi thế cạnh tranh là bán lẻ cà phê nên chậm lấn sang các lĩnh vực khác để tăng trưởng.
Cơ hội
- Starbuck rất giỏi nắm bắt các cơ hội
- Năm 2004, công ty hợp tác với tập đoàn công nghệ thông tin Hewlett Packard mở dịch vụ CD-burning tại cửa hàng Santa Monica (California Mỹ) để khách hàng có thể tự tay tạo CD âm nhạc của riêng họ
- Sản phẩm và dịch vụ mới có thể được bán lẻ tại các cửa hàng cà phê chẳng hạn sản phẩm theo tiêu chuẩn Fair Trade
- Có cơ hội mở rộng thị trường ra quốc tế, tại các thị trường cà phê mới như Ấn Độ và vành đai Thái Bình Dương
Thách thức
- Trong tương lai sẽ có loại thức uống nào sẽ lên ngôi và cà phê sẽ không có vị thế trên thị trường.
- Giá nguyên liệu và sản phẩm từ sữa có thể tăng cao do nhu cầu người dùng.
- Sự thành công vang dội của Starbuck dẫn đến việc đạo ý tưởng kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
- Thách thức từ đối thủ cạnh tranh
Công ty Nike
Điểm mạnh
- Nike là doanh nghiệp có tiếng trong ngành quần thời trang.
- Nike không đặt nặng vấn đề lao động. Và Nike mang tham vọng Lean organization – doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị cho khách hàng với nguồn tài nguyên ít nhất)
- Mạnh về nghiên cứu và phát triển nắm bắt xu hướng của khách hàng
- Là thương hiệu quốc tế
Điểm yếu
- Lĩnh vực bán lẻ rất nhạy cảm với giá cả và phần lớn doanh thu và lợi nhuận lại đến từ bán cho các nhà bán lẻ khác.
Cơ hội
- Phát triển sản phẩm mang lại cho Nike nhiều cơ hội. Người sáng lập mong muốn Nike không chỉ dừng lại là một thương hiệu thời trang. Nhưng dù muốn hay không thì người mua Nike không hẳn mang giày này chơi thể thao. Mà xem đó như phong cách thời thượng. Điều đó tạo ra cơ hội vì sản phẩm dù chưa hư vẫn bị lỗi thời. Nên khách hàng sẽ mua tiếp sản phẩm mới.
- Có thể phát triển sản phẩm theo hướng thời trang thể thao, kính mát và trang sức. Càng có nhiều phụ kiện giá trị cao bán kèm với giày càng thu về nhiều lợi nhuận.
- Doanh nghiệp cũng có thể phát triển ra quốc tế, dựa trên sự nhận diện thương hiệu toàn cầu.
Thách thức
- Nike cũng bị ảnh hưởng bởi bản chất của thị trường quốc tế. Do các đơn vị tiền tệ có các mức giá nhau mà dẫn đến việc chi phí và lợi nhuận sẽ không có sự ổn định. Và các thương hiệu quốc tế lớn thường gặp phải những tình trạng như thế này.
- Thị trường quần áo, giày dép cực kỳ cạnh tranh.
- Như đã đề cập ở trên, lĩnh vực bán lẻ cực kì nhạy cảm về giá. Nên khách hàng có thể lựa chọn nhà cung cấp giá rẻ hơn.
- Những đối thủ cạnh tranh luôn là điều mà công ty luôn chú ý đến.
Công ty Vinamilk
Điểm mạnh
- Là một thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam
- Đưa ra những chiến lược Marketing vô cùng hiệu quả
- Danh mục sản phẩm đa dạng hướng đến trải nghiệm người dùng tốt hơn
- Sở hữu mạng lưới đại lý, nhà phân phối rộng khắp Việt Nam
- Ứng dụng công nghệ cao trong việc chăn nuôi và sản xuất sữa.
Điểm mạnh
- Chưa thực sự tự chủ được nguồn nguyên liệu
- Thị phần của sản phẩm sữa bột chưa cao
Cơ hội
- Nguồn nguyên liệu cung cấp đang nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ, nguồn nguyên liệu nhập khẩu có thuế suất giảm
- Tệp khách hàng tiềm năng lớn và có nhu cầu cao
- Nhu cầu tiêu thụ sữa tăng cao ở cả người lớn và trẻ em
- Khách hàng thường xuyên có xu hướng sử dụng những sản phẩm chất lượng cao và có lợi cho sức khỏe
Thách thức
- Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường sữa
- Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định
- Người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng ưu tiên sử dụng sữa ngoại hơn
TH True milk
Điểm mạnh
- Sở hữu đội ngũ nhân lực tâm huyết, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và khả năng điều hành thiên tài
- Lợi thế về tài chính luôn ổn định
- Cơ sở vật chất hiện đại
- Danh mục sản phẩm hướng đến thương hiệu “sạch” với các dòng sản phẩm hữu cơ
Điểm yếu
- Hệ thống xử lý chất thải chưa thực hoàn thiện nên dẫn đến hệ quả ô nhiễm môi trường tại các khu vực lân cận nhà máy sản xuất
- Đội ngũ nhân viên chưa thực sự sát sao kiểm soát mọi hoạt động của nhà máy
- Nguồn vốn còn phụ thuộc nhiều vào vốn vay
- Chi phí vận hành cho việc chăn nuôi bò sữa cao
- Giá thành khá cao so với các sản phẩm từ thương hiệu khác
Cơ hội
- Tiềm năng phát triển toàn cầu tiếp cận dễ dàng với những thị trường lớn
- Tệp khách tiềm năng trong nước và thị trường vẫn rất tiềm năng
Thách thức
- Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh
- Các sản phẩm thay thế ngày càng xuất hiện nhiều chiếm thị phần lớn
- Thách thức vô cùng lớn chính là việc thực hiện theo đúng cam kết trong tương lai
Thương hiệu Pepsi
Điểm mạnh
- Có sự hậu thuẫn và tiềm lực vô cùng lớn từ công ty mẹ PepsiCo
- Giá trị thương hiệu vô cùng lớn
- Danh mục sản phẩm đa dạng
- Các chiến lược Marketing độc đáo và hiệu quả cao
- Hệ thống nhà phân phối và đại lý rộng khắp
Điểm yếu
- Quá vội vàng trong cuộc chạy đua khác biệt hóa
- Sản phẩm dễ gây hiểu lầm làm hại đến sức khỏe con người
- Sản xuất bao bì có ảnh hưởng xấu đến môi trường
Cơ hội
- Sản phẩm tiềm năng trong thị trường nước giải khát
- Hướng đến xu hướng tiêu dùng lành mạnh
- Thương mại điện tử phát triển giúp cơ hội gia tăng doanh số lớn
Thách thức
- Cạnh tranh khốc liệt với những sản phẩm trong thị trường nước giải khát
- Sự ảnh hưởng đến môi trường
Tóm lại việc ứng dụng mô hình SWOT giúp các nhà kinh doanh có những kế hoạch đúng đắn để phát triển công ty tốt hơn. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu hơn những thông tin liên quan đến mô hình SWOT. Nếu có gì thắc mắc, bạn hãy để lại bình luận bên dưới để được FPT Skillking giải đáp kịp thời nhé!