Case Study Marketing – Gợi ý cách viết case study “ăn khách” hiện nay

Case study là cụm từ không còn xa lạ gì đối với những người làm kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực Marketing. Việc phân tích case study rõ ràng, mạch lạc cũng như đưa ra được giá trị thực sẽ giúp doanh nghiệp nhận được nhiều thiện cảm của khách hàng. Vậy case study trong Marketing là gì? Cách viết như thế nào để gây được thiện cảm với khách hàng? Tất cả sẽ được bật mí qua bài viết dưới đây

Tìm hiểu về Business case study
Tìm hiểu về Business case study

Case Study là gì?

Case Study (Case method) là phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình. Tại đây, người học sẽ được giới thiệu một tình huống cụ thể, có thật và được đặt vào vị trí của người ra quyết định để giải quyết các vấn đề trong tình huống đó – Hammond.J.S, Đại học Harvard.

Hay nói cách khác, Case Study là một phương pháp nghiên cứu tình huống thực tế bằng việc sử dụng lý thuyết để đưa ra giải pháp cho vấn đề đó.

Các bước triển khai case study là gì?

Để triển khai một case study, bạn sẽ phải thực hiện theo 7 bước dưới đây:

Bước 1: Tìm kiếm đối tượng mà case study hướng tới

Việc tìm đối tượng trong case study chính là yếu tố chủ chốt và quyết định bạn sẽ giải quyết tình huống đó như thế nào. Những đối tượng được kể đến ở đây có thể là tổ chức kinh doanh hoặc khách hàng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cần phải lưu ý những vấn đề khi khai thác đối tượng như:

  • Số lần khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn?
  • Khách hàng có đạt được những giá trị mà họ mong muốn sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ?
  • Khách hàng của bạn có dùng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trước đó hay không?

Và để có được những thông tin này, bạn có thể:

  • Trao đổi với bộ phận Sales để xem khách hàng tương lai có sẵn sàng tham gia không?
  • Liên hệ trực tiếp với bộ phận chăm sóc khách hàng xem họ có tiếp nhận được khách hàng đặc biệt hay không?
  • Tham khảo ý kiến khách hàng đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn?

Bước 2: Cần sự đồng ý của khách hàng trước khi viết case study về họ

Để nhận được hậu thuẫn của khách hàng thì bạn cần phải hỏi ý kiến họ trước khi muốn sử dụng câu chuyện của họ cho việc giải quyết tình huống. Nếu cần tạo nhiều case study, bạn có thể viết thư xin phép với một vài nội dung chính được đề cập trong thư như:

  • Case study được thực hiện như thế nào?
  • Case study mang lại cho khách hàng những lợi ích gì?

Bước 3: Gửi khách hàng bảng câu hỏi sơ bộ

Sau khi khách hàng đã chấp nhận tham gia vào case study của bạn thì lúc này hãy tiến hàng xây dựng bảng câu hỏi sơ bộ. Đây là cách để bạn cung cấp những thông tin cần thiết từ đó định hình câu chuyện trong case study. Và một số câu hỏi mà bạn có thể tham khảo khi hỏi khách hàng như:

  • Bạn gặp phải vấn đề gì trước khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty?
  • Lý do bạn chọn sản phẩm, dịch vụ của công ty thay vì chọn đối thủ?
  • Sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi đã giúp bạn giải quyết được vấn đề của bạn hay chưa?
  • Mục tiêu doanh nghiệp của bạn là gì?
  • Bạn có sẵn sàng chia sẻ dữ liệu, số liệu để chứng minh cho thành quả của mình không?

Bạn không nhất thiết phải hỏi những câu trên nhưng hãy đặt những câu hỏi làm sao có thể khai thác thông tin khách hàng một cách triệt để. Từ đó bạn có thể đưa ra một chiến lược marketing hiệu quả.

➡➡➡ Xem thêm thông tin: Digital Marketing là gì? Những điều cần biết về Digital Marketing

Bước 4: Định dạng câu hỏi phỏng vấn cho case study

Sau khi khách hàng hoàn thành xong bảng câu hỏi thì lúc này bạn hãy chọn ra những câu hỏi đắt giá để phỏng vấn để có thêm thông tin.

Bước 5: Đặt lịch phỏng vấn

Sau khi đã có đối tượng và bộ câu hỏi thì bây giờ chúng ta đến bước phỏng vấn. Bạn có thể chọn các hình thức phỏng vấn qua điện thoại, video call hoặc đến trực tiếp. Và sau khi bạn và khách hàng đã thương lượng xong về thời gian và địa điểm thì bạn hãy chuẩn bị máy ghi âm hoặc ghi chép trong khi phỏng vấn để có được kết quả chính xác.

Bước 6: Viết case study

Và nếu bạn muốn có một case study hoàn chỉnh thì bắt buộc phải bao gồm những yếu tố như:

  • Title: Muốn nhận được sự chú ý từ mọi người thì trước hết bài của bạn phải có tính hấp dẫn cao bao gồm tên khách hàng và logo của họ. Một title chất lượng sẽ đáp ứng được các yêu cầu: Làm rõ đối tượng case study là ai? Giải thích những gì đã làm và có các dẫn chứng về số liệu.
  • Tóm tắt: Bản tóm tắt sẽ mô tả câu chuyện của khách hàng do vậy phải có sự chân thực với việc dùng số liệu để chứng minh.
  • Đối tượng trong Case study là ai: Bạn hãy thu thập thông tin từ bảng câu hỏi sơ bộ
  • Vấn đề của khách hàng: Bạn nên đề cập đến các vấn đề nghiêm trọng cũng như tóm tắt thủ thách mà khách hàng gặp trước đó.
  • Cách giúp đỡ họ như thế nào: Trình bày giải pháp khách hàng sử dụng và nêu rõ những thay đổi mà bạn mang lại cho họ.
  • Quy trình và kết quả: Xem phản ứng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

Bước 7: Quảng bá cho case study

Sau khi đã hoàn thành case study và khách hàng đã duyệt thì bạn hãy công bố tình huống này cho mọi người cùng biết thông qua việc tạo chiến dịch trên mạng hội hay xây dựng một web quản lý tất cả các case.

Làm thế nào để vận dụng case study trong Marketing?

Cách vận dụng case study trong Marketing hiệu quả
Cách vận dụng case study trong Marketing hiệu quả

Để vận dụng case study trong Marketing, bạn có thể thực hiện những gợi ý như:

  • Lập trang Case Study riêng biệt: Đây là một trang có nội dung liên quan đến vấn đề mà bạn đề cập để khách hàng dễ dàng tìm kiếm trang web của bạn.
  • Đặt một case study ngay trên trang chủ của bạn: Khách hàng thường nhìn vào những cái đầu tiên xuất hiện trước mặt họ và trang chủ chính là yếu tố như vậy. Đây là cách tạo dựng niềm tin với khách hàng.
  • Triển khai CTA trượt/pop-up: Đây chính là cách để bạn có thể thu hút khách hàng thấy kết quả hơn mong mong đợi khi sử dụng sản phẩm dịch vụ.
  • Viết bài đăng trên các blog về case study: Các bài blog như là những lời chia sẻ về khó khăn hay cách vượt qua khó khăn của tình huống đó.
  • Làm video từ case study: Bởi con người hiện nay có tính lười đọc, do vậy việc xây dựng case study trên video sẽ kéo được lượt tương tác cao của khách hàng.
  • Đăng các case study về truyền thông xã hội: Với việc công chúng sử dụng mạng xã hội nhiều như hiện nay thì việc chia sẻ các case study sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng.
  • Sử dụng case study trong email marketing: Yếu tố này phù hợp nếu bạn có danh sách phân đoạn theo ngành.
  • Sử dụng case study trong việc đào tạo nhân viên mới: Nó sẽ hỗ trợ thúc đẩy quá trình mua bán, tạo niềm tin và sự hiểu biết của bạn.

Tips viết case study khiến khách hàng có sự tin cậy vào doanh nghiệp

Bật mí Tips viết case study khiến khách hàng tin tưởng dịch vụ doanh nghiệp
Bật mí Tips viết case study khiến khách hàng tin tưởng dịch vụ doanh nghiệp

Thêm vào Actionable Insight

Do đó để khách hàng hiểu rõ hơn về giải pháp của bạn sẽ phù hợp với vấn đề của riêng họ, bạn cần cung cấp một số actionable insight vào case study. Những insight này sẽ khiến nội dung mang tính tương tác và có giá trị đối với khách hàng tiềm năng. Suy nghĩ về những câu hỏi sau:

  • Khách hàng có được gì sau cả quá trình?
  • Khách hàng cần chuẩn bị gì khi chưa áp dụng phương pháp của bạn?
  • Những bước để tiến hành phương pháp của bạn là gì?
  • Những điều cần lưu ý trước lúc quyết định chọn phương pháp của bạn?

Bạn có thể thêm những câu hỏi này hoặc những câu tương tự vào quá trình phỏng vấn để chia sẻ thêm một số insight khách hàng.

Kết hợp nhiều loại content khác nhau

Dùng nhiều dạng content trong case study là cách để khách hàng tương tác tốt hơn. Nhấn mạnh vào vấn đề và giải pháp

Bên cạnh câu chuyện và hình ảnh, bạn cần đảm bảo các phần quan trọng của một case study.

  • Đầu tiên là nhấn mạnh vào khó khăn ban đầu của khách hàng.
  • Tiếp theo làm nổi bật những tính năng của sản phẩm/dịch vụ có thể đem lại giải pháp kinh doanh tốt nhất giúp khách hàng đạt được mục tiêu của họ.

Dẫn chứng bằng số liệu

Số liệu chính là yếu tố nói lên độ chân thực của bất kỳ điều gì trong đó có case study. Điều này khiến khách hàng của bạn tin tưởng hơn về doanh nghiệp.

Trình bày dễ hiểu

Nội dung dễ hiểu chính là chìa khóa dẫn đến thành công của doanh nghiệp. Hơn nữa, bài viết cần có sự sáng tạo để tránh gây cảm giác nhàm chán cho khán giả.

Sắp xếp nội dung hoàn hảo

Mặc dù đề cao sự sáng tạo nhưng ban vẫn phải tuân thủ các lưu ý để case study đạt hiệu quả cao.

Một số case study thành công hiện nay

Apple – Think Different

Apple có thể vươn đến đỉnh cao như hôm nay chính là nhờ vào tài năng của ban lãnh đạo và sự nỗ lực của cả tập thể nhân viên. Một trong những chiến dịch giúp Apple vực dậy từ đống tro tàn chính là chiến dịch Think Different – một case study có 1-0-2. Từ đó Apple hình thành được cộng đồng thương hiệu của mình. Cổ phiếu của Apple đã tăng gấp 3 lần kể từ 12 tháng sau khi chiến dịch trên ra đời. Nhờ Think Different làm nền tảng mà sản phẩm tiếp theo của Apple – iMacs, đã thành công trong việc ra mắt công chúng.

Aldi

Aldi là một công ty bán lẻ đến từ nước Đức, được thành lập vào năm 1913. Công ty này đang sở hữu một chuỗi các siêu thị được đánh giá là thành công nhất thế giới. Sự thành công của Aldi là một case study kinh doanh mẫu mực cho lĩnh vực bán lẻ. Thay vì tập trung nhiều vào nghệ thuật sắp xếp hàng hóa, doanh nghiệp này lại muốn mọi thứ thật đơn giản để có thể xử lý hàng hóa một cách nhanh chóng. Không đầu tư nhiều vào mặt truyền thông, Aldi vẫn có cách lôi kéo khách hàng đến các chuỗi cửa hàng của mình bằng cách phát tờ rơi hàng tuần. “ALDI informiert- thông tin ALDI” chính là tên gọi của tờ rơi trên.

Coca Cola – It’s the Real Thing

Một trong những chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp chính là sáng tạo ra câu slogan đi kèm với sản phẩm của mình. Coca Cola chính là một ví dụ điển hình cho điều này. Một trong những khẩu hiệu dẫn đến nhiều thành công nhất của Coca Cola chính là “It’s the Real Thing”. Câu slogan này được sử dụng vào năm 1969.  Điều này nhấn mạnh đến vị thế đi đầu trong lĩnh vực nước giải khát có ga của Coca Cola. Coca Cola mới là hàng chính hiệu, còn những nước giải khát khác chỉ là những sản phẩm ăn theo mà thôi.

Đó là tất cả những thông tin liên quan đến case study trong Marketing mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Và đừng quên theo dõi skillking.fpt.edu.vn để cập nhật những bài viết hữu ích liên quan đến Marketing cũng như tìm hiểu về khóa học đào tạo Digital Marketing Full Stack nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *