Google Panda hay còn được gọi vui với cái tên “Gấu trúc Google” là một thuật toán đặc biệt của Google. Tuy nhiên, không đáng yêu như tên gọi, Google Panda có thể đem đến nỗi khiếp sợ cho bất cứ Website nào bị dính lệnh phạt. Đây là tin đồn hay sự thật và Google Panda thực chất là gì, hãy khám phá cùng chúng tôi ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Google Panda Back là gì?
Tương tự như các hiện tượng bí ẩn liên quan đến SEO, Web khác của Google, Google Panda là một thuật ngữ chưa bao giờ được Google chính thức thừa nhận. Đã từng xuất hiện từ rất lâu nhưng phải đến tận năm 2011, Google Panda mới chính thức “nhớ mặt, gọi tên khi gây ra một loạt những hiện tượng bí ẩn cho các Website như traffic giảm đột ngột và nhanh chóng, organic traffic giảm dần theo thời gian,… Nhưng điều kỳ lạ nhất phải kể đến là hiện tượng này vẫn xảy dù đã triển khai vô cùng nhiều chiến dịch được nghiên cứu và đã đạt hiệu quả trước đó. Theo đó, các chuyên viên SEO và các nhà quản trị Website dần nhận ra rằng, Google Panda đã là thay đổi thứ hạng tìm kiếm trên Google. Cụ thể:
- Các nội dung chất lượng kém, nội dung trùng lặp bị đẩy xuống dưới để nhường chỗ cho những nội dung chất lượng.
- Các Website không thân thiện, hữu ích với người dùng cũng bị đưa ra khỏi top tìm kiếm.
Và sau hàng loạt sự kiện xảy ra, người ta dần hiểu rõ hơn về Google Panda với định nghĩa như sau:
“Google Panda là thuật toán đặc biệt của Google mà khi xảy ra sẽ tạo ra một loạt những thay đổi trong vị trí tìm kiếm trên Google nhằm mục đích:
- Đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng.
- Loại bỏ các nội dung không hữu ích và có thể gây hại đến người dùng.
- Làm giảm hiện tượng sử dụng chiêu trò, trick để có thứ hạng cao trên top tìm kiếm mà không đầu tư về mặt nội dung”.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Khóa đào tạo Digital Marketing Full-stack tại FPT Skillking, nơi bạn học hỏi được rất nhiều kiến thức về Google Panda. Giúp bạn hiểu hơn các kiến thức về SEO.
Thuật toán Panda áp dụng các yếu tố đánh giá nào?
7 yếu tố trong Onpage
- Nội dung không chỉnh chu
Nội dung – Content là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của một Website. Do vậy, dù bạn có chiến thuật SEO đỉnh cao đến đâu mà bỏ qua sự đầu tư nghiêm túc về các nội dung thì việc bị dính Google Panda chỉ là chuyện sớm muộn. Nội dung thiếu chỉnh chu bao gồm nhiều yếu tố như: nội dung không hữu ích, nội dung trùng lặp, nội dung đã cũ và không phù hợp với người đọc,…
- Content Farming
Content Farming là thuật ngữ chỉ các Website có nội dung bị đi theo hướng công nghiệp. Tức là nhặt chỗ này một ít, chỗ kia một ít, xào xáo lại, tối ưu, nhồi nhét từ khóa để tạo thành bài đăng. Việc làm này có thể giúp tiết kiệm thời gian rất nhiều nhưng cũng sẽ khiến tỉ lệ Website gặp Google Panda cao hơn.
- Trùng lặp nội dung
Nhắc đến trùng lặp nội dung, chắc hẳn nhiều người nghĩ ngay đến việc copy các nội dung dưới dạng text đơn thuần. Tuy vậy, thuật toán Google Panda áp dụng vô cùng rộng theo các yếu tố nội dung, thẻ heading, Code HTML, giao diện Web, hình ảnh,…
- Nội dung không hữu ích
Mục đích chính của Google Panda là loại bỏ các nội dung kém hữu ích để đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người sử dụng. Điều này là hoàn toàn công bằng khi các Website có nội dung chất lượng sẽ thường được Google đề xuất ở những vị trí top trên, nơi mà người sử dụng dễ thấy nhất. Theo đó, nếu nội dung bạn tạo ra chỉ đơn thuần để đủ câu, đủ chữ mà không đem lại giá trị gì cho người đọc thì sẽ rất dễ bị dính Google Panda.
- Website thiếu Authority và Trust
Thiếu Authority và Trust tức là Website của bạn thiếu đi thẩm quyền và độ tin tưởng. Đáng buồn đây lại là hai yếu tố quan trọng bậc nhất của Website nên trong trường hợp này, Website của bạn chắc chắn sẽ vi phạm thuật toán của Google Panda – Panda Back.
- Vi phạm Schema
Google có một quy tắc đặt ra với tất cả các Website là: “Tất cả các thông số đánh giá, reviews,… mà chủ sở hữu Web trao đổi với Google đều phải public để người dùng, khách hàng có thể nhìn thấy khi tìm kiếm nội dung. Do vậy, nếu Website của bạn vi phạm Schema thì khả năng dính Panda Back cũng không hề nhỏ.
- Quá nhiều nội dung quảng cáo
Các nội dung quảng cáo không phải là bị cấm 100% trên Website nhưng cần được cân đối, phân chia hợp lý sao cho không lấn át các nội dung khác.
2 yếu tố trong Offpage
- Keyword Cannibalization trong SEO
Thông thường, Keyword Cannibalization được giải thích là hiện tượng cạnh tranh, nuốt từ khóa xảy ra khi bạn có nhiều hơn một trang trên trang web nhắm mục tiêu cùng một từ khóa. Theo đó, trang này loại bỏ khả năng xếp hạng của trang kia và không hoạt động tốt như chúng.
??? Tìm hiểu thêm về: TOP 5+ Khóa học Digital Marketing miễn phí
- Spin Content
Spin Content là việc mix, trộn, đảo câu từ, trật tự ngữ pháp của nội dung cũ để tạo ra các nội dung mới nhằm tiết kiệm thời gian. Tuy vậy, các nội dung được Spin lại đều không được Google đánh giá cao và thường có khả năng dính Google Panda lên đến 99%.
2 dấu hiệu website đang bị Google Panda phạt
Organic traffic giảm dần theo thời gian
Organic traffic là một trong những điều kiện cần để một Website có thể duy trì hoạt động và phát triển. Do vậy, nếu bạn đang triển khai các chiến dịch được đánh giá cao mà lưu lượng truy cập tự nhiên giảm dần theo thời gian mà không có dấu hiệu cải thiện thì chắc chắn Web bạn đã bị phạt bởi Google Panda.
Traffic giảm một nửa
Traffic giảm trong SEO là hiện tượng không hiếm gặp. Dự án có traffic lên xuống đan xen mới là dự án không vi phạm các lỗi của Google. Tuy vậy, nếu dự án của bạn đang hoạt động ổn định mà lượng traffic đột ngột giảm xuống nhanh chóng thì đây là dấu hiệu rõ ràng nhất về việc bị Google Panda phạt.
Hướng dẫn 3 cách khôi phục website bị Panda phạt
Kỹ thuật Noindex và thẻ Canonical
Kỹ thuật Noindex này sẽ hướng dẫn cách chặn các nội dung bị trùng lặp. Thẻ Canonical sẽ giúp bạn khai báo chính xác nội dung bị trùng lặp với công cụ tìm kiếm.
Cải thiện content kém chất lượng và content mỏng
So với các kỹ thuật phức tạp thì cải thiện Content có lẽ là cách đơn giản và hiệu quả nhất để khôi phục Website bị Google Panda phạt. Theo đó, bạn chỉ cần đầu tư thời gian nghiên cứu là có thể tạo ra các Content chất lượng và hữu ích với người xem. Thời gian đầu có thể chưa thấy rõ hiệu quả nhưng nếu bạn kiên trì thì kết quả tích cực sẽ không đến quá muộn đâu.
Nâng cao chất lượng tổng thể website
Chất lượng Website cũng là một trong những yếu tố để Google Panda đánh giá sự hữu ích với người dùng. Do vậy, hãy tạo một Website có giao diện không cần quá bắt mắt nhưng phải thực sự thân thiện với người sử dụng.
???Tìm hiểu chi tiết về: Khóa học SEO chuyên sâu – Trung tâm đào tạo SEO FPT Skillking
2 công cụ hỗ trợ khi bị phạt Google Panda
Khi Website của bạn bị dính lệnh phạt Google Panda, cách đơn giản và nhanh chóng nhất chính là kiểm tra chất lượng Content. Bạn có thể kiểm tra đạo văn, trùng lặp và so sánh nội dung với hai ứng dụng dưới đây:
- Copyscape
- Siteliner
Cả hai ứng dụng trên đều mất phí cho mỗi lần kiểm tra nên bạn có thể cân nhắc để lựa chọn gói phù hợp hơn với mình.
Hy vọng các thông tin chia sẻ về Google Panda kể trên hữu ích với bạn. Nếu còn thắc mắc, đừng ngần ngại để lại câu hỏi phía dưới để được FPT Skillking giải đáp kịp thời. Và đừng quên chia sẻ nếu thấy bài viết thực sự bổ ích.