USP là thuật ngữ vô cùng nổi tiếng trong marketing có vai trò then chốt trong sự thành công của hầu hết các doanh nghiệp hiện. Tuy nhiên, lại ít người có thể hiểu được đầy đủ khái niệm USP là gì cũng như không biết chính xác làm thế nào để triển khai USP một cách hiệu quả nhất. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
Mục lục
USP là gì?
USP là cụm từ viết tắt của Unique Selling Point hoặc Unique Selling Proposition – một thuật ngữ đề cập đến những gì được coi là giá trị độc nhất của một doanh nghiệp tách biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Trong marketing, truyền đạt USP của bạn một cách rõ ràng, dễ hiểu là cách thức tốt nhất để thu hút khách hàng tìm đến với sản phẩm của doanh nghiệp thông qua việc cung cấp cho người tiêu dùng những thứ mà các sản phẩm cạnh tranh không thể cung cấp, hơn thế nữa còn đủ sức hấp dẫn để thu hút khách hàng mới.
Lợi ích USP là gì?
USP có thể xuất hiện trong tất cả các hình thức quảng cáo, tiếp thị marketing online, offline nhắm đánh bật sự khác biệt của doanh nghiệp. Vì thế nó mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau, nổi bật nhất là 3 lợi ích sau:
Tạo niềm tin với khách hàng
Trước tiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng USP giúp doanh nghiệp lấy được lòng tin của khách hàng một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua điểm những thông điệp ngắn gọn, xúc tích, rõ ràng.
Thu hút khách hàng về tiềm năng của doanh nghiệp qua USP
Thứ hai USP là một lời quảng cáo tích cực về tiềm năng phát triển của công ty, nhấn mạnh vào những điểm độc đáo, khác biệt trong dịch vụ/ sản phẩm của công ty bạn so với các công ty khác. Bằng cách này sẽ giúp thương hiệu của bạn tiếp cận đến đông đảo người dùng và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.
Chiếm lĩnh thị trường
Một USP hiệu quả chắc chắn sẽ giúp bạn đánh bại đối thủ một cách dễ dàng. Với sự phát triển bùng nổ của marketing, bạn hoàn toàn có thể khẳng định với đông đảo khách hàng về sự độc nhất của mình.
Các bước để thiết lập USP thành công, hiệu quả?
Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
Bước đầu tiên trong quá trình thiết lập USP đó là nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Để có thể thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng, trước tiên bạn cần xem xét tới đâu là thứ có thể khiến khách hàng đánh giá cao về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Sau đó, bạn cần điều tra về tỷ lệ mua hàng trên chính sản phẩm/ dịch vụ của đối thủ để biết được rằng những sản phẩm/ dịch vụ này đang có sức ảnh hưởng đến họ.
Tham khảo ý kiến chuyên môn từ những người có trình độ cao trong ngành cũng là một cách vô cùng hiệu quả giúp cho bạn đưa ra được những USP có chất lượng, tiếp cận đến đông đảo khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng có thể khai thác nhu cầu sử dụng của khách hàng thông qua đội ngũ tư vấn viên bởi họ là những người trực tiếp trò chuyện với khách hàng và sẽ biết chính xác rằng khách hàng họ đang mong muốn và quan tâm điều gì.
Cuối cùng, đừng quên đọc phản hồi của khách hàng để có thể khắc phục kịp thời những mặt hạn chế và đẩy nhanh điểm mạnh trong khai thác nhu cầu khách hàng.
Phân tích kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh
Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu để phát triển trong kinh doanh và việc bạn có thể chiến thắng đối thủ của mình trên thị trường hay không phục thuộc rất nhiều vào việc bạn thấu hiểu về họ như thế nào. Tất cả những gì bạn cần làm đó là nghiên cứu phương thức kinh doanh của đối thủ đặc biệt ở điểm nào; chế độ bán hàng, ưu đãi, chăm sóc khách hàng của họ có gì khác biệt hay thiết kế website của họ có gì thu hút đáng nhớ. Từ đó bạn có thể đưa ra những ý tưởng chính xác về việc xây dựng một USP hoàn hảo cho chính doanh nghiệp của mình.
Chẳng hạn, với cùng một sản phẩm/dịch vụ bạn không thể nào học theo đối thủ mọi thứ từ hình thức kinh doanh, giá thành hay quảng bá. Điều đó thực sự là điều cấm kỵ trong kinh doanh, thứ bạn cần ở đây là nhìn họ và tạo ra sự khác biệt riêng cho thương hiệu của chính mình. Từ những gì đối thủ của mình đã và đang làm được bạn cần tiếp thu và phát triển những thế mạnh đó thành chính của mình và tuyệt đối không được lặp lại những sai lầm của họ.
➡️➡️➡️ Tìm hiểu thêm: 5 Bước Thiết Kế Bộ Nhận Diện Thương Hiệu Đơn Giản
Thấu hiểu động cơ và hành vi mua hàng của khách hàng
Khách hàng luôn có những quyết định mua hàng khác nhau có thể là do xuất phát từ nhu cầu hay do chất lượng sản phẩm, và bạn phải biết rõ ràng điều này. Bạn không chỉ đơn thuần là đi phân tích insight khách hàng: tuổi tác, giới tính, thu nhập, nơi sinh sống mà còn cần đi sâu tìm hiểu vào động cơ, hành vi ra quyết định của họ.
Giữ gìn và phát triển điểm khác biệt
Để đảm bảo thương hiệu của bạn luôn phổ biến, thì việc củng cố đi kèm với sáng tạo đổi mới USP của mình là thứ bạn cần phải ghi nhớ. Lí do chính là bởi vì sự cạnh tranh trên thị trường là vô cùng khắc nghiệt, đối thủ của bạn cũng đang ngấm ngầm phân tích bạn. Họ có thể tạo ra được website thu hút hơn, bắt mắt hơn so với website của bạn ngay lập tức sau khi bạn tung ra USP của mình. Ngoài ra, bạn còn phải đối mặt với nguy cơ đạo nhái, bắt chước từ các công ty khác dần dần có thể khiến hình ảnh thương hiệu của bạn trở nên lu mờ trong mắt khách hàng.
Vì thế, những gì bạn cần làm là phát huy tối đa thế mạnh USP của mình trước khi đối thủ họ cũng đưa ra những USP mạnh mẽ và thành công hơn chúng ta. Để làm được điều đó, bạn cần có một USP hiệu quả với đầy đủ các chi tiết sau:
- Độc đáo và có tính thu hút mãnh liệt tới khách hàng
- Có sức ảnh hưởng lớn, bao phủ thị trường
- Khó để bắt chước
- Tạo sự thú vị cho khách hàng tiềm năng
Trên đây là những thông tin chi tiết về USP là gì và cách thiết lập USP hiệu quả cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng theo dõi các bài đăng tiếp theo của FPT Skillking.