Những điều bạn cần biết về AB Testing

Để có thể Marketing hiệu quả thì người bán cần biết được chính xác các hành vi, suy nghĩ của người dùng. Thay vì sử dụng trực giác của bản thân để dự đoán thì các nhà marketing còn có thể chạy AB Testing để có thể đo lường trước được kết quả. Vậy AB Testing là gì? AB Test có thật sự quan trọng hay không và để thực hiện được một chiến dịch AB Testing thì gồm những bước nào? Những vấn đề mà bạn thắc mắc sẽ được FPT Skillking giải đáp, chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về A/B Testing 
Những điều cần biết về A/B Testing

A/B Testing là gì?

AB testing hay còn gọi là Split testing, hoặc Bucket testing, đây là thử nghiệm hai phiên bản khác nhau (A và B) cho cùng một mục tiêu, một nhóm đối tượng. Quy trình thử nghiệm này sẽ tiến hành so sánh trong một môi trường hay tình huống thì phiên bản nào cho hiệu quả tốt hơn. Từ đó sẽ đưa ra đánh giá và cải thiện phiên bản hiệu quả hơn và sẽ dùng để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông 

Các Marketer có thể sử dụng A/B Testing ở đa dạng các nền tảng khác nhau và có thể dùng để kiểm tra độ hiệu quả của một hình banner hoặc các mẫu quảng cáo thậm chí là cho đến các trang web, email hay CTA – kêu gọi hành động… Thêm vào đó, với hình thức này người dùng có thể so sánh nhiều hơn hai yếu tố để có thể đưa ra quyết định tốt nhất. 

Tại sao cần AB Testing ?

AB Testing giúp tăng trải nghiệm người dùng, giúp doanh nghiệp đánh giá được phương án nào tốt và hiệu quả nhất dựa trên các dữ liệu, số liệu được đo lường và thống kê. Nhờ vậy doanh nghiệp sẽ hiểu hơn về hành vi quảng cáo nào ảnh hưởng đến người tiêu dùng để có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất.

Thêm vào đó A/B Testing có chi phí thử nghiệm thấp nhưng hiệu quả mang về lại rất cao. Điều này giúp cho các công ty thu nhập được nhiều thông tin hơn trước khi đưa ra quyết định nên sử dụng chiến lược Marketing A hay B.

Với xu hướng Marketing Online như hiện nay thì phương pháp A/B Testing là rất cần thiết. Việc thực hiện A/B Testing cũng là một trong những cách có thể kiểm tra năng lực cạnh tranh của bản thân có tốt hơn đối thủ hay không. Với phương pháp này sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng cũng như nắm rõ được hành vi của khách hàng, nhờ đó doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược kinh doanh, các chiến dịch Marketing phù hợp nhất.

Hơn nữa, lợi ích của A/B testing sẽ không dừng lại ở một số ngành nghề nhất định mà được áp dụng ở nhiều lĩnh vực. Từ thương mại điện tử đến du lịch, các công ty lớn hay nhỏ. A/B testing luôn là lựa chọn hàng đầu để có thể tiếp cận hoặc khắc phục sự cố cũng như cải thiện các tính năng. 

Khi thực hiện phương pháp này cần kết nối các yếu tố phù hợp mà ảnh hưởng nhất đến từng chỉ số. Một số chỉ số mà doanh nghiệp hay các nhà tiếp thị có thể cải thiện khi làm A/B testing là:

  • Tỷ lệ chuyển đổi – A/B Testing sẽ cho phép doanh nghiệp xem và đánh giá phương án thay thế có lượt chuyển đổi nhiều khách truy cập thành người mua hơn phương án ban đầu không
  • Tỷ lệ thoát – doanh nghiệp và nhà tiếp thị có thể kiểm tra các sửa đổi, chẳng hạn như điều hướng trang để xem nó có khiến khách truy cập ở lại lâu hơn không
  • Tỷ lệ nhấp – sau khi thực hiện một số thay đổi nhất định trong trang web, doanh nghiệp hay các nhà tiếp thị có thể đo lường khách truy cập xem họ có xu hướng nhấp vào các liên kết nhất định không
Một số chỉ số mà doanh nghiệp hay các nhà tiếp thị có thể cải thiện khi làm A/B testing 
Một số chỉ số mà doanh nghiệp hay các nhà tiếp thị có thể cải thiện khi làm A/B testing

Quy trình của một AB Testing 

Để thực hiện AB Testing thì hiện nay có rất nhiều phương pháp triển khai khác nhau. Dưới đây là quy trình mẫu mà chúng tôi cung cấp, doanh nghiệp hay nhà tiếp thị có thể tham khảo sử dụng để bắt đầu một cuộc thử nghiệm. 

Quy trình 6 bước thực hiện AB Testing 
Quy trình 6 bước thực hiện AB Testing

Thu nhập data

Trước khi bắt đầu thực hiện phương pháp AB Testing thì chúng ta cần nắm chắc các điều kiện trang web hoặc ứng dụng của bạn. Từ đó bạn có cái nhìn rõ nét và chi tiết nhất, xác định được điều mà bạn có thể bắt đầu tối ưu hóa. Công cụ Google Analytics là một trong những công cụ giúp bạn thu nhập được những dư liễu và thông tin cần thiết nhất. 

Xác định mục tiêu 

Sau bước thu thập dữ liệu, bước tiếp theo trong quá trình thực hiện AB Testing đó là việc xác định mục tiêu. Việc này là vô cùng quan trọng và cần thiết, xác định chính xác sẽ giúp các nhà tiếp thị kết nối được các vấn đề gặp phải với các khía cạnh hay vấn đề liên quan. Ngoài ra, tập trung vào một mục tiêu nhất định giúp hạn chế và tránh tình trạng thử nghiệm tràn làn. 

Tạo ý tưởng và giả thuyết

Khi đã xác định được mục tiêu thì bạn cần bắt đầu tạo ra các ý tưởng và giả thuyết A và B để bắt đầu thử nghiệm. Khi bạn có cho mình một danh sách các ý tưởng thì cần sắp xếp và ưu tiên chúng theo mức độ tác động và độ khó khi thực hiện chiến dịch.

Tạo các biến thể 

Để thực hiện chiến dịch A to B Testing, các nhà Marketer cần phiên bản hiện tại – A và phiên bản được tạo ra – B. Bạn cần đảm bảo rằng hai phiên bản này là giống hệt nhau ở mọi khía cạnh ngoại trừ khía cạnh mà bạn muốn kiểm tra, chẳng hạn như thay đổi màu của nút CTA, hoán đổi thứ tự các thành phần trên website hoặc ứng dụng điện thoại,…

Chạy thử nghiệm 

Sau khi hoàn tất các bước trên, Marketer có thể bắt đầu chạy thử nghiệm và chờ người dùng truy cập. Sự tương tác của người dùng với từng phiên bản sẽ được đo lường, thống kê và so sánh. Từ đó doanh nghiệp có thể xác định được cách thức hoạt động nào là hiệu quả 

Đánh giá và phân tích kết quả 

Sau khi thử nghiệm hoàn tất, các dữ liệu tử thử nghiệm sẽ được đưa ra và bạn cần phân tích, đánh giá. Nhờ vậy, bạn có thể thấy được sự khác biệt giữa hai phiên bản A và B để có thể đưa ra được chiến lược kinh doanh cũng như chiến lược Marketing tốt và hiệu quả nhất.

Những điều cần tránh khi thực hiện AB Testing 

Những điều cần tránh khi thực hiện A/B Testing 
Những điều cần tránh khi thực hiện A/B Testing

Khi thực hiện A/B testing việc hay gặp lỗi là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên có một số điều cần tránh để việc thực hiện AB Testing được hiệu quả nhất, bao gồm:

  • Không nên vì gấp hay ngại chờ đợi quá lâu mà bỏ qua phần thu thập dữ liệu đầu vào cũng như không nên tin hoàn toàn vào kết quả mà bạn đã tính toán vì ở một số trường hợp các dữ liệu này không được chính xác. 
  • Phương pháp A/B testing được thực hiện vì lý do muốn lấy dữ liệu liên quan để đánh giá, phân tích và làm yếu tố để đưa ra quyết định. Chính vì vậy, các nhà tiếp thị hay doanh nghiệp hãy đảm bảo kiểm tra ý nghĩa thống kê của dữ liệu và theo dõi các số liệu một cách chính xác. 
  • Để AB Testing được hiệu quả và đem lại kết quả thì marketer không nên lạm dụng để có thể chạy nhiều bài kiểm tra,và cũng không nên thử nghiệm hai hay nhiều bài kiểm tra cùng một lúc.
  • Việc thử nghiệm AB Testing luôn hướng đến một nhóm đối tượng nhất định. Vì vậy mà các nhà tiếp thị cần hiểu và nắm rõ bản chất của đối tượng thử nghiệm để có thể hạn chế sai lệch thời gian khi vận hành AB Testing, một số khía cạnh có thể thất bại nếu bạn mất quá nhiều thời gian hoặc quá ngắn.
  • Khi thử nghiệm thất bại, đừng nên bỏ cuộc mà nên xem đây như một bài học để có thể rút được kinh nghiệm cho mình trong những lần thử nghiệm tiếp theo.
  • Để thực hiện AB Testing thì cần sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ để có thể đưa ra kết quả đúng nhất. Bạn có thể cân nhắc tham khảo sử dụng công cụ OptinMonster và Monster Insight để làm cuộc kiểm tra. 

Lời kết 

Bài viết trên đây hy vọng đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết nhất về AB Testing cũng như quy trình và lưu ý khi thực hiện. Nếu bạn có vấn đề thắc mắc hãy liên hệ ngay với FPT Skillking hoặc để lại bình luận dưới bài viết để được chúng tôi giải đáp nhanh nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *