Ma trận BCG trong chiến lược phát triển dài hạn của doanh nghiệp

Hầu như mọi doanh nghiệp đều hướng tới một mục tiêu phát triển dài hạn với tầm nhìn xa, tuy nhiên để làm được điều này là rất khó và đòi hỏi phải có sự phân tích kỹ lưỡng. Ma trận bcg là một trong những mô hình phân tích rất lâu đời, tuy nhiên nó vẫn có một vị trí quan trong khi phân tích và phát triển định hướng dài hạn cho doanh nghiệp. Vậy ma trận BCG là gì và tác dụng của nó ra sao? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp tại bài viết này!

Ma trận BCG là gì?

Ma trận BCG (Boston Consulting Group) là một mô hình phân tích vô cùng phổ biến dùng để đánh giá tiềm năng phát triển của sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp dựa trên thị phần (Market Share) và sức tăng trưởng của thị trường (Market Growth). Từ đó, doanh nghiệp có thể đánh giá được có nên tiếp tục đầu tư và phát triển thêm cho nó hay quay sang phát triển cho các sản phẩm phù hợp và dài hạn hơn. Ma trận BCG sẽ cực kỳ thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều sản phẩm dịch vụ bởi tính đơn giản và trực quan của nó.

Cơ cấu của ma trận BCG

Các phần của ma trận BCG
Các phần của ma trận BCG

Ma trận BCG nghe thì rất phức tạp nhưng thực tế thì các thành phần của nó lại khá đơn giản và trực quan. Cụ thể thì nó sẽ bao gồm 4 phần đại diện cho 4 SBU riêng để sắp xếp sản phẩm, dịch vụ của công ty vào vị trí tương ứng. Dành cho những bạn nào chưa biết SBU là gì thì nó là viết tắt của cụm từ Strategic Business Unit, dùng để chỉ một sản phẩm, dòng sản phẩm hay là cả một thương hiệu con nhắm tới một nhóm khách hàng đặc biệt hoặc một nhóm 

Các nhóm được thể hiện là:

  1. SBU Con Chó: Đây là nhóm có tốc độ tăng trưởng cùng thị phần thấp. Những sản phẩm ở nhóm này thường sẽ được cân nhắc loại bỏ dần dần.
  2. SBU Dấu hỏi chấm: Đây sẽ là các sản phẩm có khả năng tăng trưởng rất cao nhưng thị phần thấp.
  3. SBU Ngôi sao: Nhóm này sẽ bao gồm các sản phẩm có cả thị phần và sức tăng trưởng cao, được xem như mũi nhọn của công ty
  4. SBU Con bò: Đúng như biểu tượng của nó, nhóm này gồm các sản phẩm tuy tốc độ tăng trưởng thấp nhưng lại đang chiếm một thị phần rất lớn, mang lại kinh tế chính cho doanh nghiệp.

Phân tích cụ thể các phần của ma trận BCG

Các sản phẩm của doanh nghiệp sẽ di chuyển từ phần này sang phần khác

Ma trận BCG sẽ đưa cho bạn 4 chiếc giỏ để xếp hàng của mình vào đó. Tuy nhiên, xếp thế nào cho đúng đòi hỏi bạn phải hiểu được tiêu chí chọn sản phẩm cho từng giỏ. Dưới đây sẽ là phân tích chi tiết về từng mục của ma trận BCG:

  1. SBU con chó: Đây là giỏ tập hợp các sản phẩm được xem là kém hấp dẫn nhất trong công ty. Chúng rất kém hoặc gần như không tăng trưởng và cũng không có xu hướng vọt lên trong tương lai.  Khi sản phẩm nằm trong mục SBU con chó, doanh nghiệp sẽ cần phải xem xét định vị lại hoặc là thanh lý, loại bỏ nó ra khỏi danh sách sản phẩm của mình. Nếu không có hình thức xử lý phù hợp, những sản phẩm này có thể trở thành cái bẫy dẫn đến thoái vốn và tổn thất tài chính cho công ty. 
  2. SBU Con Bò: Các sản phẩm ở đây là các sản phẩm không quá mới mẻ nhưng doanh nghiệp lại đang chiếm được thị phần lớn trên thị trường. Với các sản phẩm ở nhóm này, công việc chỉ là làm sao để “vắt sữa” chúng càng nhiều càng tốt, mang lại lợi nhuận chính cho công ty. Thường các doanh nghiệp lớn lâu năm sẽ sở hữu một nhóm đông đảo các sản phẩm như vậy. Các sản phẩm nhóm “con bò” này thường là các sản phẩm đã trưởng thành và mang lại rất nhiều tiền cho các doanh nghiệp, từ đó họ có thêm vốn để rót vào những “ngôi sao” ở nhóm dưới.
  3. SBU ngôi sao: Đây là nhóm các sản phẩm được xem là rất tiềm năng của công ty khi sở hữu cả thị phần và mức độ tăng trưởng tốt. Nó cũng là nhóm các sản phẩm tạo ra thu nhập rất lớn cho công ty nhưng bù lại cũng tiêu hao rất nhiều vốn của doanh nghiệp để phát triển. Một sản phẩm của SBU ngôi sao nếu tiếp tục được duy trì thì đến một lúc nào đó, nó sẽ trưởng thành và chuyển thành 1 phần của nhóm bò sữa, mang đến lợi nhuận để tiếp tục phát triển các ngôi sao đang lên. Vòng lặp này nếu được lặp lại thuận lợi sẽ mang đến kinh tế và sự phát triển tuyệt vời cho doanh nghiệp. Và trên thực tế thì bạn có thể gặp rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang hàng ngày phát triển các ngôi sao đang lên thành bò sữa như Adidas với dòng giày chạy bộ…
  4. SBU dấu chấm hỏi: Đúng như biểu tượng, các sản phẩm nhóm này mang đến sự nghi hoặc và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng bởi dù có sức tăng trưởng rất tốt nhưng doanh nghiệp vẫn chưa chiếm được nhiều thị phần. Nó cũng sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của doanh nghiệp và nếu thuận lợi chiếm được thị trường, đây sẽ là một ngôi sao mới của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do đặc thù như vậy nên các doanh nghiệp cần theo dõi và phân tích tăng trưởng của nhóm này một cách kỹ lưỡng và cần thận để đánh giá chính xác nhất.

Vậy làm sao để vẽ được ma trận BCG

Cách tính thông số
Cách tính thông số

Đến đây nhiều bạn chắc hẳn đang thắc mắc “hiểu được từng túi chứa gì rồi thì làm sao biết được sản phẩm nào ứng với túi nào?” Việc xác đánh giá sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí là thương hiệu con của doanh nghiệp chuẩn xác đòi hỏi bạn cần phải có năng lực đánh giá tốt. Có 2 số liệu mà bạn cần nắm để phục vụ việc đánh giá là thị phần của doanh nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng ngành tương ứng. 

Bởi vì ma trận BCG được tạo ra với 2 tham số chính là Market Share và Market Grow nên khi đã nắm 2 số liệu kia trên tay, bạn sẽ không gặp phải những khó khăn liên quan đến việc sắp xếp các sản phẩm nữa.

Những ví dụ điển hình của ma trận BCG

Trên thị trường có rất nhiều các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà bạn có thể ngay lập tức phân tích với ma trận BCG. Apple mà một trong những doanh nghiệp rất tiêu biểu và thường được mang ra phân tích. Bạn có thể thấy ngay được các sản phẩm thuộc nhóm bò sữa của Apple chính là Itune và Macbook. Chúng liên tục được vặt sữa qua mỗi năm, mang lại lợi nhuận vô cùng tốt.

Các dòng sản phẩm của Apple đều có thể phân bố vào từng phần của ma trận BCG
Các dòng sản phẩm của Apple đều có thể phân bố vào từng phần của ma trận BCG

Trong khi đó, các dòng sản phẩm khác như Iphone, Apple Watch, Ipad…  có thể được xem như các ngôi sao của doanh nghiệp. Chúng mang lại một nguồn lợi nhuận khổng lồ nhưng cũng tiêu tốn rất nhiều tiền đầu tư của doanh nghiệp. Đến một mức độ nào đó, chúng sẽ dần chuyển sang nhóm bò sữa để thu lợi nhuận cho công ty. Nhìn ở góc độ thị trường, các sản phẩm ở nhóm bò sữa (Iphone, Ipad, Apple Watch…) đang gián tiếp mang đến sự phát triển và duy trì của các sản phẩm thuộc nhóm bò sữa (người dùng Iphone bắt buộc phải dùng hoặc mua ứng dụng từ App Store).

Ngoài ra, Apple nếu xét theo ma trận BCG cũng tồn tại các sản phẩm thuộc nhóm SBU chó. Đó chính là Ipod và Apple TV. Hai sản phẩm này đã từng hoặc hầu như không quá nổi bất cũng như mang lại doanh thu tốt cho Apple. Tuy nhiên, lý do khiến Apple chưa khai tử các dòng này bởi chúng vẫn đang có ảnh hưởng đến hệ sinh thái sản phẩm của hãng.

Nhìn chung, ma trận BCG là một trong những công cụ tuyệt vời để giúp doanh nghiệp có được cái nhìn chính xác trong dài hạn. Khi phân loại sản phẩm với ma trận BCG, việc phân tích thật kỹ lưỡng là mấu chốt để đưa ra định hướng đúng đắn cho công ty.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *