Video là một trong những định dạng giúp truyền tải thông điệp nhanh và mạnh nhất. Thời gian qua, khi mà dịch bệnh covid hoành hành, nền tảng quảng cáo video ads – Youtube Ads sôi động hơn bao giờ hết. Nhận được yêu cầu của nhiều người, hôm nay, FPT Skillking sẽ hướng dẫn các bạn tạo quảng cáo Youtube hiệu quả ở bài viết dưới đây.
Mục lục
Quảng cáo Youtube là gì
Quảng cáo Youtube (Youtube Ads) là quảng cáo hiển thị dạng banner hình ảnh hoặc video tại những vị trí đã được chỉ định.
Quảng cáo Youtube có hai hình thức trả phí chính là:
- Trả phí theo lượt click.
- Trả phí theo số lần hiển thị.
Các hình thức quảng cáo Youtube cơ bản
Youtube Masthead (Quảng cáo trên trang chủ Youtube)
Youtube Masthead là loại quảng cáo hiển thị dưới dạng banner hoặc video. Loại quảng cáo này thu hút và tiếp cận nhiều nhất. Tuy nhiên chúng có chi phí cao từ 10 -15 nghìn đô và phải đặt trước với Google.
Trueview Ads
Trueview Ads là dạng quảng cáo được hiển thị trên Youtube và trên cả Google Display Network. Quảng cáo này sẽ chỉ tính tiền khi người dùng xem ít nhất 30s. Ngoài ra, đối với dạng quảng cáo này, bạn sẽ bị tính thêm tiền khi người dùng click vào quảng cáo.
Trueview Ads có thế mạnh là xuất hiện nhiều lần, lượt xem tương ứng với view của video. Bởi vậy, để đạt mục tiêu chiến dịch, video cần có tính hấp dẫn, thu hút người xem. Tuy nhiên, quảng cáo dễ gây ác cảm với người xem. Mặt khác, bạn cần tốn nhiều chi phí để có được video hoàn chỉnh, hấp dẫn.
Trueview Ads có 2 dạng quảng cáo khác nhau là:
- In-Stream Ads
Đây là những dạng quảng cáo có thể được phát trước, trong hoặc sau video Youtube. In-Stream Ads là dạng video có thể bỏ qua (skip ads) sau 5s. Doanh nghiệp sẽ không bị tính tiền khi người dùng “bỏ qua” quảng cáo. Quảng cáo dạng này nên có thêm call to action phù hợp với thông điệp video, để thúc đẩy người xem hành động.
- Discovery
Trong khi In-Stream Ads là dạng quảng cáo truyền thống thì Discovery là loại quảng cáo hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Youtube. Discovery Ads sẽ xuất hiện bên cùng với kết quả tìm kiếm của người dùng. Bởi vậy, khả năng tiếp cận của hình thức này khá tốt, dễ được người dùng click vào. Mặt khác, dựa theo tìm kiếm người dùng nên tỉ lệ xem quảng cáo sẽ cao hơn.
Non-skippable in-stream video Ads
Non-skippable in-stream video Ads là dạng quảng cáo mà không có nút bỏ qua, buộc người xem phải xem hết. Bởi vậy, chi phí cho dạng này thường cao hơn. Chúng thường được tính bằng lượt hiển thị (CPM). Tuy nhiên, bạn chỉ nên chạy dạng quảng cáo này trong 15s. Bên cạnh đó, bạn cần tự tin về nội cung, chất lượng và khả năng sáng tạo để video không làm khách hàng bị ác cảm.
Bumper Ads
Là dạng quảng cáo thuộc loại “Non-skippable in-stream video Ads” mới được Google ra mắt. Quảng cáo này dài 6s, không thể bỏ qua, chúng được tính phí theo lượt hiển thị. Hình thức này hấp dẫn bởi âm thanh sống động, màu sắc hấp dẫn, Bumper Ads phù hợp cho các chiến dịch tăng độ phủ của thương hiệu và tối đa tiếp cận.
Quảng cáo GDN
Quảng cáo GDN là dạng quảng cáo sử dụng đa dạng gồm cả banner hình ảnh hoặc video. Ưu điểm của quảng cáo GDN là hiển thị đa dạng và kích thước và hình ảnh. Chúng dễ thay đổi quảng cáo. Chi phí cho quảng cáo GDN khá thấp, chúng thường tính theo tỉ lệ click hoặc lượt hiển thị.
Quảng cáo GDN có 2 dạng chính là:
- Display Ads
Là dạng quảng cáo xuất hiện ở bên phải gồm có hình ảnh và văn bản, có thể kèm theo call to action.
- In-video overlay Ads Video là một trong những định dạng giúp truyền tải thông điệp nhanh và mạnh
Là dạng quảng cáo video từ các kênh Youtube bật chức năng kiếm tiền.
??? Xem thêm: Khóa Học Digital Marketing Online Full Stack FPT Skillking
Tại sao nên chạy quảng cáo trên Youtube?
Youtube là nền tảng video với lượng người dùng lớn nhất hiện nay. Đặc biệt, là từ khoảng thời gian nghỉ dịch covid 19, lượng người xem trên nền tảng này là hơn 1 tỷ cùng với hơn 6 tỷ lượt xem, với hơn nửa tỷ đến từ thiết bị di động. Bởi vậy, Youtube là nền tảng tìm kiếm video lớn thứ hai thế giới chỉ sau Google. Dưới đây hãy tìm hiểu 5 lý do bạn nên chạy Youtube Ads:
Lượt tiếp cận khổng lồ
Được coi là “con lai” của công cụ tìm kiếm và mạng xã hội, Youtube có lượng người dùng khổng lồ. Từ đó, các nội dung trên kênh này có khả năng tiếp cận cả những người lên Youtube tìm kiếm và lên tương tác, giải trí. Nếu bạn có những chiến dịch, hay cung cấp sản phẩm mới thì Youtube Ads là kênh bạn không nên bỏ qua.
Youtube có ảnh hưởng lớn đến hành vị mua hàng
Video có khả năng giáo dục, truyền tải thông điệp nhanh và mạnh nhất. Ngoài ra, theo một báo cáo về insight chỉ ra rằng hơn 60% người mua mỹ phẩm, hơn 72% người mưa ô tô, hơn 62% người mua smartphone bị ảnh hưởng bởi Youtube. Bởi vậy, nếu bạn muốn thông điệp được truyền tải tốt nhất, nền tảng video Ads – Youtube Ads rất đáng để bạn cân nhắc và chọn lựa cho các chiến dịch của mình.
Dễ theo dõi và chỉnh sửa quảng cáo
Khi chạy quảng cáo Youtube bạn rất thuận tiện khi theo dõi và đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch. Các chỉ số này lần lượt là: Lượt view, lượt click, lượt tiếp cận, phần trăm video đã được xem và tần suất xem quảng cáo của người dùng. Từ đó, dựa trên các số liệu bạn sẽ đưa ra được hướng giải quyết, tối ưu cho chiến dịch Youtube Ads của mình.
Hỗ trợ target
Một điểm mạnh trên Youtube là hỗ trợ target rất hiệu quả. Quảng cáo của bạn có khả năng tiếp cận những người thích xem mỹ phẩm, thích xem ô tô,… Bên cạnh đó, bạn có thể mua quảng cáo của mình ở những kênh lớn, những Youtuber uy tín,… nơi có khách hàng tiềm năng của bạn.
Tỉ lệ ROI cao
Tỷ lệ ROI trên Youtube được đánh giá cao hơn 80% quảng cáo truyền thống.Bên cạnh đó, tỷ lệ này cũng phụ thuộc vào ngành hàng và tệp khách hàng bạn target có chuẩn hay không. Để hiểu rõ hơn về Youtube để có các cách thức quảng cáo phù hợp bạn hãy tham khảo các mục dưới đây.
Cách tạo video quảng cáo Youtube ads hiệu quả
Chọn định dạng quảng cáo phù hợp
Để chọn được định dạng quảng cáo phù hợp, trước tiên bạn cần xác định được mục tiêu chiến dịch. Quảng cáo video có 4 chiến dịch thông dụng nhất như sau:
- Khách hàng tiềm năng: Dùng cho chiến dịch muốn thu thập thông tin khách hàng tiềm năng.
- Lưu lượng truy cập website: Sử dụng cho chiến dịch thúc đẩy traffic.
- Cân nhắc về thương hiệu và sản phẩm: Chiến dịch này hướng đến hành động thúc đẩy mục tiêu cụ thể là đến website, và xem video.
- Nhận thức thương hiệu và tiếp cận: Sử dụng cho các chiến dịch quảng bá thương hiệu.
Ví dụ: Để tăng tiếp cận, Discovery Ads có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tăng nhận diện thì Trueview In-stream và quảng cáo trang chủ là thích hợp nhất.
Ngoài ra, bạn nên thử nghiệm nhiều loại hình quảng cáo để đánh giá và chọn ra những quảng cáo hiệu quả nhất để duy trì.
??? Xem thêm: SEM là gì? Ưu điểm, nhược điểm và tầm quan trọng của SEM
Phân loại quảng cáo thành nhiều chiến dịch khác nhau
Phân loại các chiến dịch là việc làm rất cần thiết để đánh giá và tối ưu quảng cáo Youtube. Qua đánh giá và các chỉ số, bạn sẽ loại bỏ đi những chiến dịch kèm hiệu quả. Mặc khác, ít nhất bạn sẽ giảm lãng phí chi tiêu.
Nhắm mục tiêu phù hợp
Quảng cáo Youtube tính tiền chủ yếu theo các lượt click. Bởi vậy, việc nhắm đúng đối tượng là vô cùng quan trọng. Các mục tiêu này bao gồm: nhân khẩu học, sở thích, những nhóm người quan tâm đến cùng chủ đề, chung sở thích, và chung thị trường.
Remarketing
Tiếp thị lại (hay Remarketing) là cách thức có hiệu quả cao với chi phí hợp lý. Hình thức này dựa trên những người đã từng kết nối và tương tác với quảng cáo của bạn trước đây như: truy cập vào website, qua video quảng cáo, bài quảng cáo trên mạng xã hội, trang web và Youtube,…
Xây dựng kịch bản thật tốt
Quá trình xem video quảng cáo của bạn sẽ làm gián đoạn quá trình xem video của người dùng. Bởi vậy, những nội dung bạn xây dựng cần đảm bảo có chất lượng tốt và nội dung hấp dẫn, thu hút người xem. Điều này giúp khách hàng có ấn tượng tốt hơn, tăng tỉ lệ chuyển đổi và dễ đạt được mục đích của quảng cáo. Bên cạnh đó, nếu nội dung của bạn chất lượng kém rất dễ gây ác cảm cho người xem.
Kêu gọi các khách hàng hành động ngay trong quảng cáo
Những lời kêu gọi, call to action luôn có tác thúc đẩy hiệu quả với những người đang tìm kiếm và những người muốn mua nhưng còn băn khoăn. Tuy nhiên, các câu kêu gọi cần linh hoạt, khuyến khích người dùng hành động.
Hướng dẫn các bước lên chiến dịch Youtube Ads hiệu quả
Upload video quảng cáo
Trước khi lên chiến dịch quảng cáo Youtube, bạn cần chuẩn bị và tải video của mình lên nền tảng này.
Lên chiến dịch Youtube Ads
Bước 1: Trước khi đi vào cài đặt, bạn cần vào Google Ads account để chọn một chiến dịch mới. Bạn vào cửa số chính của Google Ads -> Ấn chọn dấu “+” -> thêm chiến dịch mới.
Lúc này bạn cần chọn một mục tiêu cho chiến dịch của mình như:
- Thu thập khách hàng tiềm năng.
- Tăng doanh số.
- Tăng lượng truy cập cho website (tăng traffic).
- Tăng nhận diện thương hiệu.
Bước 2: Sau khi đã chọn mục tiêu, bạn cần chọn loại chiến dịch của mình. Quảng cáo trên Youtube, bạn phải chọn định dạng video. Ngoài ra, quảng cáo Display có dạng banner ảnh và tiêu đề.
Bước 3: Bạn chọn video cho chiến dịch quảng cáo. Bạn đặt tên cho chiến dịch để dễ theo dõi và quản lý, tối ưu tiện hơn. Sau đó, bạn chọn ngân sách chi tiêu để Youtube phân phối quảng cáo. Đồng thời, sau đó, bạn chọn ngày bắt đầu chạy chiến dịch.
Xác định, đánh giá, phân tích các thông số của chiến dịch
Bước 4: Đến bước này, bạn chọn giá thầu mong muốn cho chiến dịch. Mục đích chiến dịch này có thể là: tăng lượt click, tăng hiển thị, tăng chuyển đổi,…
Bước 5: Đến bước này, bạn cần chọn các định dạng quảng cáo mà bạn muốn xuất hiện. Chúng có thể là:
- Discovery only (trang kết quả tìm kiếm của Youtube)
- Toàn bộ kênh Youtube (Bao gồm: kết quả tìm kiếm Youtube, các trang trong kênh, trong video, trang chủ Youtube,…)
- Display Network (Chỉ hiển thị trên các trang có liên kết với Youtube).
Bước 6: Đây là bước xác định đối tượng bạn hướng đến (bao gồm: nhân khẩu học: ngôn ngữ, địa điểm, hành vi, thói quen, từ khóa tìm kiếm…)
Xác định và phân tích đối tượng của chiến dịch
Xác định chân dung khách hàng là công việc thách thức và mất nhiều thời gian. Khi xác định nhũng thông tin này, việc tiếp cận và tỉ lệ ROI sẽ có có những bước tiến lớn. Các yếu tố này bao gồm:
- Nhân khẩu học: Tuổi, giới tính, tình trạng gia đình, thu nhập, công việc,…
- Sở thích: Các từ khóa, các chủ đề mà khách hàng tiềm năng của bạn hay xem, quan tâm, các hành vi liên quan.
- Remarketing: Sử dụng các thức tiếp thị lại với những người đã tương tác với bài viết, website, quảng cáo, của các bạn.
Nếu mục tiêu của bạn là tất cả thiết bị thì đến phần cài đặt, chọn tất cả là xong gồm: “Cài đặt bổ sung -> Thiết bị”.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn target sâu hơn, nhắm mục tiêu chi tiết hơn để đến một số người cụ thể thì lựa chọn theo các bước dưới đây: Hệ điều hành -> Hệ điều hành thiết bị -> click Thay đổi -> Chọn mục bạn cần Hoàn tất.
Bắt đầu chạy các chiến dịch
Đến bước này, bạn nhập đường link đến quảng cáo và click “Create Campaign” để các quảng cáo bắt đầu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn sử dụng quảng cáo chuỗi để tiếp cận người xem theo thứ tự ưu tiên với Ad sequence campaigns.
??? Tìm hiểu thêm về: Khóa học Digital Marketing Hà Nội danh tiếng và chất lượng
Sử dụng định dạng phù hợp
Các video bạn đăng tải lên Youtube cần tuân thủ các định dạng sau:
- Theo file: MP4, AVi, ASF, MPEG,…
- Video Codec: H.264, MPEG-2, MPEG-4.
- Tỉ lệ màn hình: 16:9, 4:3,..
- Khung hình: thông dụng nhất là 30 FPS.
- Kích thước file tối đa: 1GB cho Discovery Ads.
- Thời lượng tối đa:
- Skippable Ads: 3 phút, trên Youtube Kids là 60s.
- Non-skippable Ads: 15s.
- Bumper Ads: 6s.
Trên đây là chia sẻ và tổng hợp của FPT Skilling về “video ads – Youtube Ads”, mong rằng bài viết hữu ích với các bạn. Nếu cần tư vấn hay hỗ trợ thêm về marketing, các kênh Digital Marketing liên hệ ngay với chúng tôi qua website FPT Skillking để được hỗ trợ nhanh nhất.
Pingback: Video Marketing – Chiến lược tạo video Marketing hiệu quả