Tìm hiểu về chiến lược 4P-7P-4C trong Marketing

4P-7P-4C là một thuật ngữ khá mới mẻ trong Marketing. Chiến lược Marketing Mix 4P-7P-4C  này có điểm gì đặc biệt, hãy khám phá cùng chúng tôi ngay trong bài viết đây.

Tìm hiểu về chiến lược 4P-7P-4C trong Marketing
Tìm hiểu về chiến lược 4P-7P-4C trong Marketing

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix là phương pháp tiếp thị hỗn hợp áp dụng nhiều yếu tố Marketing khác nhau cùng lúc để tiếp cận thị trường mục tiêu và các khách hàng tiềm năng. Theo đó, hiểu một cách đơn giản nhất thì Marketing Mix là sự kết hợp của các yếu tố tiếp thị khiến một cá nhân đưa ra quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Marketing Mix có nhiều hình thức khác nhau và có thể được áp dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều trường hợp khác nhau.

Marketing Mix là gì?
Marketing Mix là gì?

4P trong Marketing là gì?

4P trong Marketing bao gồm 4 yếu tố Product (Sản phẩm); Price (Giá cả); Place (Phân phối) và Promotion (Xúc tiến thương mại).

Product

Một sản phẩm trong Marketing 4P có thể là một vật phẩm hữu hình hoặc vô hình được tạo ra để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm cũng chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định một chiến dịch Marketing Mix có thành công hay không.

Price

Giá cả là số tiền mà khách hàng sẽ trao đổi với doanh nghiệp để nhận được hàng hóa. Giá cả hàng hóa quyết định rất nhiều đến việc tiêu thụ hàng hóa trên thị trường. Theo đó, nếu mức giá quá cao, bạn có thể mất đi một lượng khách hàng lớn. Ngược lại, giá quá thấp có thể làm giảm giá trị sản phẩm của bạn.

Place

Cách bạn định vị sản phẩm của mình (tức là – phân phối) là điều rất quan trọng. Cách phân phối hợp lý giúp bạn đạt sản phẩm của mình vào một vị trí dễ tiếp cận trong một thị trường nhất định.

Promotion

Đây là phạm vi tiếp cận của bạn và nó có thể đạt được thông qua một số hình thức:

  • Quảng cáo có trả tiền: Chiến dịch truyền thông xã hội, Quảng cáo của Google, Phương tiện in ấn, Quảng cáo thương mại, v.v.
  • Quan hệ công chúng: Bao gồm thông cáo báo chí, tài trợ, triển lãm, hội thảo, hội nghị,…
  • Lời truyền miệng: Đây là điều có thể được xây dựng bằng cách cung cấp một sản phẩm tốt. Đây cũng là lúc các bài đánh giá có thể phát huy tác dụng.

6 bước phát triển 4P trong Marketing Mix

4P Marketing Mix tưởng chừng như chiến lược khá đơn giản với 4 yếu tố quen thuộc: Product, Price, Place và Promotion. Nhưng không phải cứ áp dụng tùy tiện như thế nào cũng được. Vì vậy, để chiến dịch thực sự thành công, cần trải qua 6 bước phát triển bao gồm:

Xác định điểm bán hàng độc nhất

Điểm bán hàng độc nhất hay còn gọi là Unique Selling Point. Đây là điểm độc đáo, ưu thế của sản phẩm khiến khách hàng lựa chọn chính sản phẩm của doanh nghiệp cũng không phải một đơn vị nào khác. Xác định được USP của sản phẩm sẽ giúp bạn tiếp cận gần hơn với các khách hàng mục tiêu của mình.

Thấu hiểu khách hàng

Tạo ra một sản phẩm cần dựa trên sự nghiên cứu kỹ càng về khách hàng. Việc tìm hiểu này sẽ giúp doanh nghiệp thấu hiểu tâm lý, thói quen, nhu cầu của khách hàng để không ngừng thay đổi và tạo ra những sản phẩm phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng nhất.

Tìm hiểu đối thủ

Chỉ tập trung vào sản phẩm của mình thôi là chưa đủ, bạn cần tìm hiểu về đối thủ cùng cung cấp  sản phẩm dịch vụ tương tự mình trên thị trường. Nói như vậy bởi tìm hiểu đối thủ sẽ giúp bạn biết được ưu điểm cần phát huy của mình, những gì mình cần họ tập ở đối thủ và những hạn chế cần được thay đổi rút ra được từ những khuyết điểm rút ra từ đối thủ.

Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng

Đánh giá các kênh phân phối và địa điểm mua hàng sẽ tạo điều kiện để bạn bán được nhiều sản phẩm nhất có thể.

Phát triển chiến lược truyền thông (Promotion)

Các chiến lược truyền thông là một trong những phương pháp thúc đẩy sản phẩm và đem chúng đến gần với khách hàng hơn. Tuy vậy, các chiến lược này cần được nghiên cứu và triển khai một cách khoa học để tránh phản ứng ngược.

Kết hợp các yếu tố và kiểm tra tổng thể

Giống như một cỗ máy, nếu bạn chỉ chăm sóc từng bộ phận thì hiệu quả sẽ không bao giờ có. Thực hiện tốt từng yếu tố nhỏ chỉ là một phần rất nhỏ trong cả chiến dịch Marketing Mix tổng thể. Theo đó, bạn không thể thực đơn lẻ từng phần mà cần kết hợp chúng lại với nhau xem hoạt động trên thực tế, kiểm tra, phát hiện sai lầm và sửa đổi kịp thời.

Ví dụ case study

Nhắc đến chiến dịch Marketing 4P, chắc chắn không thể bỏ qua case study của Nón Sơn. Nón Sơn là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm nón bảo hiểm và mũ rộng vành. Không cầu kỳ, rầm rộ quảng cáo, Nón Sơn khiến người tiêu dùng đặt ra nghi ngờ về thế lực thực sự tồn tại đằng sau những cửa hàng sầm uất nhưng vắng khách qua lại. Tuy vậy, đằng sau đó lại là chiến dịch Marketing Mix thông minh khiến các sản phẩm của Nón Sơn tiếp cận được với những khách hàng cực tiềm năng và bán được những sản phẩm có mức giá cao hơn nhiều so với các sản phẩm trên thị trường. Theo đó, Nón Sơn tạo ra những sản phẩm mũ, nón chất lượng tốt với mức giá cao và tập trung vào các khách hàng trung niên. Nhờ vậy, số lượng sản phẩm bán ra là không hề nhỏ. Cùng với đó, nhờ chất lượng tốt nên khách hàng sẽ đã mua là chắc chắn sẽ quay lại. Đây chính là điểm bán hàng độc nhất của Nón Sơn. Chưa dừng lại ở đó, Nón Sơn thường đặt cửa hàng ở các vị trí trung tâm kết hợp các chương trình giảm giá khuyến mãi quanh năm giúp thu hút một lượng khách hàng cực lớn.

Nón Sơn
Nón Sơn

7P trong Marketing Mix là gì?

7P là hình thức mở rộng của Marketing 4P. Theo đó, ngoài 4 yếu tố được nêu ở trên, 7P có 3 yếu tố khác là People – Con người; Process – Quy trình và Physical Evidence – bằng chứng vật lý. Cụ thể như sau:

  • Con người: Điều này tính đến số lượng người trong thị trường mục tiêu của bạn. Nếu không có đủ người trong thị trường của bạn để duy trì hoạt động kinh doanh của bạn, nó sẽ không hoạt động.
  • Quy trình: Đây là quá trình thực thi dịch vụ của bạn. Điều quan trọng cần nhớ là giữ chi phí thấp, nhưng dịch vụ cao.
  • Bằng chứng vật lý: Đây là tất cả về việc thu thập các số liệu mà sản phẩm của bạn đang đáp ứng.

Xem thêm:

Cách áp dụng mô hình 7P Marketing Mix?

Giai đoạn giới thiệu (introduction)

Đây là giai đoạn mở đầu và giúp khách hàng biết, tìm hiểu, tiếp cận và đưa ra quyết định có sử dụng sản phẩm của mình không. Đây là giai đoạn mở đầu và là tiền đề để thực hiện tiếp những giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn tăng trưởng (growth)

Giai đoạn tăng trưởng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của sản phẩm, giai đoạn này có thể vượt qua nhiều lần so với tưởng tượng hoặc mục tiêu đạt ra trước đó của bạn.

Giai đoạn trưởng thành (maturity)

Giai đoạn trưởng thành đánh dấu sự khẳng định vị trí vững chắc và ổn định trong lòng khách hàng.Đây cũng là giai đoạn đánh dấu việc chuẩn bị mở ra bước cuối cùng trong toàn bộ chiến dịch Marketing Mix 7P.

Giai đoạn thoái trào (decline)

Đây là giai đoạn cuối cùng đánh dấu sự hạ nhiệt trong chiến dịch. Đến giai đoạn này, bạn cần có sự nghiên cứu kỹ càng để tạo ra những đường hướng phát triển mới.

4C trong Marketing Mix

4C là sự mở rộng của các yếu tố trên, phát triển theo quy trình Sản phẩm → Giá trị tiêu dùng → Địa điểm chi phí → Khuyến mại tiện lợi → Truyền thông. Nói cách khác, 4C chính là những yếu tố đi kèm cùng 4P là Customer, Cost, Convenience, Communication của khách hàng.

Tìm hiểu thêm về: Marketing Online là gì? Chiến lược Marketing Online phù hợp

Mối liên hệ giữa 4P-4C

4P và 4C có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và các doanh nghiệp sẽ cần tìm kiếm các giải pháp để gắn kết các mối quan hệ này. Cụ thể như sau:

  • Sản phẩm  trở thành nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
  • Giá cả là chi phí cần thiết cho người dùng.
  • Địa điểm phải thuận tiện với khách hàng.
  • Quảng cáo phải có sự kết nối với khách hàng.

Bài viết cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về 4P-7P-4C và có thể áp dụng dễ dàng trên thực tế. Nếu còn thắc mắc, hoặc muốn tham gia các khóa học Digital Marketing Full-Stack tại FPT Skillking, hãy truy cập Website FPT Skillking để được giải đáp kịp thời.

1 những suy nghĩ trên “Tìm hiểu về chiến lược 4P-7P-4C trong Marketing

  1. Pingback: Promotion Là Gì? Những Lý Do Khiến Doanh Nghiệp Cần Promotion

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *