Những điều bạn cần biết về 4p trong marketing

Khái niệm 4p trong marketing được nhắc đến rất nhiều nếu bạn có tìm hiểu dù chỉ một chút về marketing. Nó có thể xem như một trong những mô hình marketing mix tiêu biểu được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất. Vậy 4p trong marketing là gì và ưu nhược điểm của nó ra sao đối với doanh nghiệp? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Mô hình 4P trong marketing
Mô hình 4P trong marketing

4p trong marketing là gì?

Marketing Mix - nguồn gốc của mô hình 4P trong marketing
Marketing Mix – nguồn gốc của mô hình 4P trong marketing

Trước khi tìm hiểu về mô hình 4p trong marketing, bạn cần phải hiểu về khái niệm marketing mix hay tiếp thị hỗn hợp là gì. Marketing mix có thể hiểu đơn giản là việc kết hợp các yếu tố khác nhau để mang lại hiệu quả tiếp thị tốt nhất cho doanh nghiệp. Thuật ngữ này lần đầu được đưa ra vào năm 1953 bởi Neil Borden và vẫn được ghi nhận và sử dụng cho tới ngày nay. Khi mới được biết tới, Neil Borden đưa vào trong marketing mix rất nhiều những yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, sau này E. Jerome McCarthy là một chuyên gia về marketing đã thu gọn những yếu tố này thành 4 nhóm, hình thành nên khái niệm 4p trong Marketing.

Vậy mô hình 4p trong marketing là gì. Hiểu đơn giản, đây chính là phương pháp marketing hỗn hợp xoay quanh 4 yếu tố chính với tên viết tắt lần lượt là 4 chữ P. Chúng bao gồm Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (quảng cáo) và Place (địa điểm).

Phân tích 4p trong marketing

Chúng ta sẽ đi sâu hơn vào từng chữ “P” để bạn có thể hiểu hơn về cách mà 4p trong marketing vận hành.

Một trong những chiến dịch áp dụng 4P của Starbuck 
Một trong những chiến dịch áp dụng 4P của Starbuck
  • Product

Product có nghĩa là sản phẩm. Ở đây, chúng ta có thể hiểu sản phẩm của một doanh nghiệp là tất cả những thứ mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường, bao gồm cả các sản phẩm vật lý và dịch vụ. Sản phẩm là yếu tố cốt lõi của một doanh nghiệp. Sản phẩm phải thật sự tốt, khác biệt thì mới có thể giải quyết được nhu cầu của khách hàng cũng như được họ giới thiệu tới các khách hàng khác.

Để phân tích Product, bạn cần thực sự hiểu và trả lời được những câu hỏi về sản phẩm của mình. Hãy xem xem sản phẩm của bạn là hàng tiêu dùng, hàng mua sắm hay các sản phẩm đặc biệt… Trên thị trường đã tồn tại sản phẩm tương tự hay chưa? Nếu có, nó có gì đặc biệt hơn sản phẩm đã có hay không? Khách hàng sử dụng sản phẩm ra sao? Bao bì đã bắt mắt chưa?… Hãy luôn hiểu rõ sản phẩm của minh để từ đó đặt mình vào vị trí khách hàng, bạn sẽ nhìn thấy được nhiều vấn đề mà mình còn đang gặp phải.

  • Price

Price có nghĩa là giá cả. Ở đây, bạn cần đưa ra được mình sẽ bán sản phẩm với giá bao nhiêu. Đây là một trong những bước cần sự tính toán cẩn thận bởi nếu bạn bán giá thấp, lợi nhuận của bạn sẽ giảm kéo theo sự ảnh hưởng đến ngân sách của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, mức giá quá thấp cũng khiến khách hàng lo lắng về chất lượng sản phẩm mà bạn đang cung cấp.

Để xác định được mức giá chính xác, bạn cần nằm được chi phí sản xuất cho một sản phẩm của mình là bao nhiêu? Giá sản phẩm của các đối thủ đang ở mức nào và người dùng sẵn sàng chi ra bao nhiêu để sở hữu một sản phẩm như vậy? Sau khi cân nhắc những điều trên, bạn sẽ có thể định hình một mức giá phù hợp để mang về lợi nhuận tốt mà vẫn làm vừa lòng khách hàng, đồng thời tạo tính cạnh tranh cho thương hiệu.

  • Palace

Palace có nghĩa là vị trí, ở đây được hiểu là vị trí bán hàng của bạn hay đâu là nơi mà khách hàng có thể tiếp cận các sản phẩm mà bạn đang cung cấp. Sản phẩm của bạn sẽ được bán online hay offline. Nếu bán online, bạn sẽ phân phối chúng ở những kênh nào? (social, sàn thương mại, website…) Lượng khách hàng truy cập vào những trang web này có nhiều không? Nếu bạn lựa chọn bán offline, địa điểm của cửa hàng có dễ để tìm thấy hay không. Bạn muốn mở chi nhánh hay phân phối qua các đơn vị đại lý…

Dù thế nào, hãy cân nhắc địa điểm dễ ổn định để doanh nghiệp có thể mau chóng ổn định khi đến vị trí này. Bên cạnh đó, với chuỗi cung ứng của mình, hãy tìm cách để có thể quản lý chúng một cách hiệu quả và đồng bộ. Nếu có thể, hãy tìm cách để xuất khẩu các mặt hàng của bạn.

4P trong Marketing 
4P trong Marketing
  • Promotion

Promotion bao gồm các hoạt động quảng bá của doanh nghiệp. Bạn sẽ làm thế nào để người dùng biết tới sản phẩm? Những kênh nào để bạn có thể quảng bá, xây dựng hình ảnh cho sản phẩm của mình? Bao bì sản phẩm có bắt mắt hay chưa và đối thủ của bạn đang làm đến mức độ nào? Thông điệp truyền thông của bạn có đủ hấp dẫn hay chưa…

Trên đây là những giải đáp về 4p trong marketing, hi vọng đã giúp bạn có được nhiều thông tin hơn. Trở thành một nhân sự Digital marketing fullstack hiện đang là công việc được rất nhiều bạn trẻ yêu thích. Nếu bạn đang tìm kiếm nơi theo học để sớm gia nhập thị trường việc làm, hãy tham khảo ngay khóa đào tạo của FPT Skillking.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *