Mô hình AISAS là gì? Ứng dụng AISAS trong marketing

Nếu là người làm marketing thì mô hình AISAS có lẽ không quá xa lạ với bạn. Mặc dù, các cá nhân và doanh nghiệp vẫn luôn sử dụng, khai thác, ứng dụng AISAS trong marketing và các hoạt động kinh doanh. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng được tối đa hiệu quả của phương pháp này. Để hiểu rõ hơn về mô hình, cách thức ứng dụng AISAS, hãy cùng FPT Skillking tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Mô hình AISAS là gì?
Mô hình AISAS là gì? Ứng dụng AISAS trong Marketing

Mô hình AISAS là gì?

AISAS là mô hình giúp giải thích và phân tích hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số internet.

AISAS là tên viết tắt của

  • Attention (Gây chú ý).
  • Interest (Tạo ấn tượng).
  • Search (Tra cứu tìm kiếm thông tin).
  • Action (Hành động).
  • Share (Chia sẻ).

Mô hình AISAS lý giải quá trình từ khi người dùng tiếp nhận thông tin sản phẩm, dịch vụ cho đến khi họ mua, sử dụng và chia sẻ đến nhiều người. Mặc dù được đánh giá qua các 5 bước: gây chú ý, tạo ấn tượng, tra cứu tìm kiếm thông tin, hành động, chia sẻ. Song, khi đưa vào ứng dụng, các thương hiệu đạt đến hiệu quả vượt trội không nhiều. Bởi ngày nay, có rất nhiều yếu tố khác làm ảnh hưởng đến hành vi khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về mô hình này thì có thể tham khảo  chương trình đào tạo Digital Marketing của FPT Skillking để được giải đáp.

Mô hình AISAS là gì?
Mô hình AISAS là gì?

Attention – Gây chú ý

Attention nghĩa là tạo ra sự chú ý. Đối với mọi sản phẩm, dịch vụ, giai đoạn đầu tiên, mục đích để càng nhiều người biết đến càng tốt. Bởi vậy, lúc này là tạo độ phủ, bạn cần làm các hoạt động để gây được sự chú ý với khách hàng.

Tuy nhiên, khi sản phẩm, dịch vụ mới xuất hiện, bạn đón nhận sẽ có cả phản ứng tích cực và tiêu cực từ người dùng. Đây là vấn đề dễ hiểu. Quá trình tiếp theo sẽ tận dụng và chuyển hóa cảm xúc này theo nhiều cách. Bởi vậy, trước mắt, để gây chú ý với khách hàng tiềm năng, bạn có rất nhiều kênh và loại hình thức thực hiện như: viết bài PR, seeding online, làm banner, chạy quảng cáo mạng xã hội, quảng cáo truyền thanh, truyền hình, TVC

Interest – Tạo ấn tượng

Trong chuỗi truyền thông, giai đoạn đầu bạn đã sử dụng các hình thức PR, sử dụng các kênh, các nền tảng để tạo chú ý, tạo cảm xúc. Đến giai đoạn hai này, bạn cần tận dụng, tối ưu hóa cảm xúc, sử dụng thành quả của giai đoạn 1 để khiến khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.

Giai đoạn này, bạn cần chú trọng tạo ra nhiều thông điệp để chuyển những khách hàng đang không quan tâm sẽ có ấn tượng tốt với bạn. Những người ghét sản phẩm, dịch vụ của bạn, bạn cần có những thông điệp để họ chuyển sang tò mò. Còn với những người đã có sự chú ý đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, bạn cần có những thông điệp để họ thích thú, quan tâm nhiều hơn và tương tác với bạn.

Interest - Tạo ấn tượng
Interest – Tạo ấn tượng

Để tạo ra các thông điệp này, bạn cần dựa trên những đặc tính nổi bật của sản phẩm. Các thông điệp cần dựa trên điểm mạnh, công năng của sản phẩm. Chúng có tác dụng, có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống của khách hàng. Chúng có sứ mệnh gì với xã hội hay không. Các tuyến nội dung cần nhấn mạnh họ được gì, mất gì khi sử dụng và không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bên cạnh đó, bạn cần tạo dựng niềm tin dựa trên các chứng nhận, giải thưởng có được, các bằng chứng xã hội, các phản hồi của khách khi dùng sản phẩm,…

Nếu sản phẩm mới hoàn toàn, bạn cần có kế hoạch nội dung dài hạn để giáo dục khách hàng, giáo dục về cách dùng, đặc tính sản phẩm,… Các kênh và hình thức phổ biến để tạo ấn tượng với khách hàng như: quảng cáo mạng xã hội, quảng cáo online, PR báo chí, Email Marketing, dùng thử sản phẩm,…

Search – Tra cứu tìm kiếm thông tin

Trong hành trình khách hàng, khi đã tạo được hứng thú, khiến họ ấn tượng, họ sẽ tò mò về bạn và sản phẩm, dịch vụ của bạn. Lúc này, họ có xu hướng tìm kiếm bạn trên các kênh thông tin và đem ra so sánh. Đây là lúc bạn cần có sự chuẩn bị trước để khi họ tìm kiếm là sản phẩm của bạn luôn xuất hiện. Có hai hình thức để bạn luôn có mặt trong kết quả tìm kiếm:

  • SEO (Search Engine Optimization): là quá trình tối ưu hóa công vụ tìm kiếm. Quá trình tối ưu này về cả nội dung về sản phẩm dịch vụ của bạn và tối ưu cả về những trải nghiệm trên trang web. Để có thứ hạng đầu tiên không chỉ nội dung của bạn có giá trị, hữu ích mà nó còn cần tuân thủ theo nguyên tắc của các nền tảng tìm kiếm: Google, Yahoo, Bing,…
  • PPC (Pay Per Click): Đây là hình thức quảng cáo trả phí theo lượt click vào trang web. Để có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm, bạn cũng cần làm các công việc tối ưu cả nội dung và tối ưu cả trải nghiệm người dùng.
Search - Tra cứu tìm kiếm thông tin 
Search – Tra cứu tìm kiếm thông tin

Action – Hành động

Sau khi đã vào trang web đọc thông tin sản phẩm, dịch vụ, lúc này bạn cần làm các công việc để thuyết phục khách hàng đưa ra hành động. Hành động này có thể là: điền form, đăng ký sự kiện, nhờ tư vấn, nhận báo giá, mua hàng,… Đây là quá trình tận dụng và tối ưu hóa cảm xúc của khách hàng từ những giai đoạn trước để có đơn hàng. Bởi vậy, trang web, landing page của bạn cần có CTA (Call To Action) cuốn hút và thôi thúc họ hành động tạo ra chuyển đổi.

Action - Hành động
Action – Hành động

Share – Chia sẻ

Khi đạt được doanh thu mong muốn và vượt kỳ vọng. Sự lan tỏa, ghi dấu ấn, mang giá trị tinh thần, trách nhiệm xã hội,… khiến sản phẩm trở thành một điều cần thiết trong cuộc sống của khách hàng luôn là điều mà tất cả các thương hiệu lớn khắp thế giới  đang nỗ lực, cố gắng để đặt được. Để khách hàng sử dụng sản phẩm có trải nghiệm tốt, khiến họ ấn tượng, yêu thích, tin tưởng, trung thành, khiến họ chia sẻ. Điều này luôn khó khăn và là thách thức rất lớn của nhãn hàng trong suốt nhiều năm qua.

Tuy nhiên, khi giúp khách hàng đạt đến những bước cuối của trải nghiệm sản phẩm, bạn sẽ có thêm rất nhiều khách hàng trung mà không tốn chi phí. Coca Cola luôn là một thương hiệu thành công với cả 5 quy trình trong mô hình của AISAS.

Cách mà Coca Cola khiến khách hàng lan truyền sản phẩm của mình: Xem video

Kết hợp Search – Share

Sự kết hợp của tìm kiếm và chia sẻ mang đến những hiệu ứng lan truyền rất lớn. Cách này đạt hiệu quả cao nhất khi bạn khiến những người đã mua hàng của bạn chia sẻ sản phẩm cho những người khác. Khi một người đã nhận hết các thông điệp 5 phần của mô hình AISAS, tỉ lệ khiến những người này trở thành nhân viên giới thiệu miễn phí của bạn rất lớn. Theo giả thuyết tâm lý nổi tiếng, cứ 2 khách hàng đến với bạn sẽ tạo ra hiệu ứng lan truyền và bạn sẽ có 3 khách hàng. Bởi vậy, quá trình bạn đầy mạnh hai hoạt động chia sẻ trên các mạng xã hội và tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm là rất quan trọng và cần thiết.

Kết hợp Search – Share
Kết hợp Search – Share trong mô hình AISAS

Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ về “Mô hình AISAS là gì? Ứng dụng AISAS trong marketing” và sử dụng linh hoạt trong các tuyến nội dung của mình. Nếu có câu hỏi hay cần tư vấn thêm về Marketing, Marketing Online, các bạn liên hệ ngay với chúng tôi qua website FPT Skillking để được hỗ trợ tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *