Thương mại điện tử đang là một trong những ngành có tốc độ phát triển cực nhanh trong những năm trở lại đây tại Việt Nam. Để có thể làm được như vậy thì việc nghiên cứu và thực hiện quy trình SEO website bán hàng là vô cùng quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về quy trình SEO E-commerce trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Vì sao cần triển khai SEO E-commerce?
Như đã nói ở trên, thương mại điện tử hay E-commerce đang ngày càng phát triển và trở thành “miếng bánh ngon” được nhiều doanh nghiệp tập trung vào. Cụ thể hơn, dưới đây là 3 lý do cơ bản làm cơ sở để các doanh nghiệp tập trung triển khai SEO E-commerce hiệu quả:
SEO rất quan trọng để khách hàng tìm thấy bạn
Đúng vậy, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong thời gian gần đây đã tác động không ít đến phương thức tiêu dùng của khách hàng. Tìm kiếm là một phần không thể thiếu trong quá trình ra quyết định mua của khách hàng. Theo nghiên cứu gần đây, công cụ tìm kiếm được 89% người tiêu dùng sử dụng để thông báo quyết định mua hàng của họ.
Cụ thể hơn, theo nChannel, có đến 44% chúng ta bắt đầu quy trình mua sắm online bằng thao tác tìm kiếm thông qua Google; theo SEMrush, công cụ tìm kiếm đóng góp 37,5% vào lượng traffic của các trang web bán hàng hiện nay. Bởi vậy, không sử dụng SEO đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua cơ hội để góp mặt trong quá trình mua hàng của các đối tượng khách hàng tiềm năng và mang lại rủi ro khá lớn cho doanh nghiệp của bạn.
Traffic dồi dào miễn phí
Khi các doanh nghiệp quyết định sử dụng dịch vụ SEO trong quá trình bán hàng của mình, tất nhiên sẽ phải chi trả các khoản phí liên quan đến việc thuê và duy trì các đội ngũ hoặc công ty SEO. Tuy nhiên, công cụ này sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp của bạn mà không hề gây tốn chi phí cho mỗi lần nhấp chuột, chi phí chuyển đổi hay chi phí hiển thị. Bởi vậy, tính ra thì doanh nghiệp đang nhận được những lợi ích rất lớn nếu sở hữu những chiến dịch SEO thành công.
Chính bởi lý do này, các doanh nghiệp hiện nay từ lớn đến nhỏ đều nỗ lực để thực hiện SEO và tích hợp với các chiến lược Marketing để tạo được hiệu quả như mong đợi mà vẫn có thể tiết kiệm chi phí.
??? Tìm hiểu thêm về: TOP 5+ Khóa học Digital Marketing miễn phí
Hiệu quả SEO là dài hạn
Đối với việc triển khai SEO, bạn có thể sử dụng trong thời gian dài mà không chỉ dừng lại ở vài tuần hoặc vài tháng. Ngay khi bạn ngừng thanh toán với quảng cáo trả tiền, lượng truy cập sẽ giảm xuống. SEO vẫn sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ của mình và tạo ra kết quả.
Làm việc với SEO sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác khi mà SEO có khả năng thúc đẩy doanh số bán hàng tăng nhanh và kéo dài trong nhiều năm. Bởi vậy, nếu như doanh nghiệp của bạn mong muốn những thay đổi rõ rệt trong kinh doanh, hãy bắt đầu để tối ưu SEO ngay hôm nay cũng như dành sự quan tâm và đầu tư ngân sách xứng đáng cho công cụ này.
Cách nghiên cứu từ khóa SEO E-commerce
Từ khóa được hiểu là từ hoặc cụm từ được bạn nhập vào ô tìm kiếm, sau đó nhấn enter để xem kết quả tìm kiếm nhận được. Mỗi từ khóa đều ẩn chứa đằng sau nó ý định tìm kiếm của người dùng. Họ muốn tìm gì, mua gì hay xem gì, tất cả đều có câu trả lời trong từ khóa tìm kiếm. Bởi vậy, việc nghiên cứu từ khóa sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra và xác định được đâu là từ khóa chất lượng để tối ưu SEO một cách hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo khóa học đào tạo Digital Marketing để giúp bạn có nhưng khóa học chuyên sâu về SEO E-commerce.
Hiểu được tầm quan trọng của nghiên cứu từ khóa, khi bạn bắt tay vào làm thì cần chú ý những yếu tố quan trọng dưới đây:
Phễu từ khóa
Search intent giúp bạn hiểu được đúng mục đích tìm kiếm của người dùng. Bởi vậy, bạn chọn đúng các từ khóa chứa ý định mua sản phẩm của người dùng đồng nghĩa với việc bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng có nhu cầu mua cao, từ đó tăng tỉ lệ chuyển đổi cao hơn. Nhóm khách hàng này được tập trung dưới phễu AIDA, cụ thể hơn:
- Attention – Nhận thức
- Interest – Thích thú
- Desire – Khao khát
- Action – Hành động
Phễu AIDA mô tả cơ bản các bước mà người tiêu dùng trải qua từ lúc nhận thức đến lúc mua sản phẩm. Khách hàng ở cuối cùng của phễu sẽ có nhu cầu mua sắm cao hơn so với các mức độ phía trên phễu. Nói cách khác, với những khách hàng này họ xác định được rõ nhu cầu của mình và muốn thực hiện giao dịch mua hàng với doanh nghiệp.
Vì sao trang Sản phẩm và Sub-Category quan trọng?
Nếu bạn chưa biết thì Sub-Category là trang danh mục con và Product (trang sản phẩm) là hai dạng intent purchase cao với ít cạnh tranh nhưng lên top nhanh hơn so với Category. Tại sao lại như vậy, hãy theo dõi những nội dung quan trọng dưới đây:
- Tỷ lệ chuyển đổi cao
Intent người dùng ở bước đầu tìm kiếm từ khóa trang sản phẩm và trang danh mục con (Sub-category) chủ yếu mang mục đích giao dịch. Với modifier càng cụ thể thì ý định giao dịch càng cao, lúc này người tìm kiếm sẽ nhận được kết quả ở trang danh mục con hoặc trang sản phẩm.
- Ít cạnh tranh
Hiện nay, các trang thương mại điện tử lớn thường có xu hướng thâu tóm từ khóa bằng cách đi từ trên xuống dưới của phễu do họ có nguồn lực lớn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn lại nên tập trung tối ưu từ dưới lên trên của phễu để dễ cạnh tranh hơn. Nhờ vậy, doanh nghiệp dù nguồn lực khiêm tốn nhưng kết quả nhận được là nhanh chóng tiếp cận khách hàng tiềm năng mà không tốn quá nhiều nguồn lực và thời gian triển khai.
- Tối ưu chi phí
Khi tránh được cạnh tranh và sở hữu chiến lược SEO hiệu quả sẽ giúp bạn tiết kiệm được một nguồn kinh phí lớn. Bằng cách kiểm tra xem từ khóa mục tiêu của mình có được các trang E-commerce lớn ở Việt Nam xem nhiều hay không, bạn sẽ biết được chính xác xem chiến lược SEO của mình đã đạt hiệu quả hay chưa. Cụ thể hơn, nếu các trang lớn này lên nhiều trong khi các trang chuyên ngành lên top, nghĩa là độ cạnh tranh không cao và đây chính là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện category. Nếu bạn là người mới tìm hiểu hoặc đang chưa có định hướng rõ ràng về SEO hãy tham gia chương trình đào tạo SEO thực chiến giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm – đào tạo chuẩn quốc tế tại FPT Skillking.
Lên thứ tự ưu tiên triển khai
Khi đã có được bộ từ khóa chất lượng, việc tiếp theo là làm thế nào để chọn lựa bộ từ khóa triển khai trước tiên để đạt hiệu quả cao. Bởi vậy việc lên thứ tự ưu tiên triển khai rất quan trọng, nó giúp bạn tiết kiệm được thời gian triển khai và đưa ra kết quả nhanh hơn. Bạn có thể tham khảo cách thức dưới đây cho việc lựa chọn keyword hay topic của mình.
- Chọn lọc và xác định xem đâu là sản phẩm đem về giá trị đơn hàng cao nhất, có lợi nhuận cao nhất để ưu tiên triển khai trước.
- Chọn lọc và xác định bộ từ khóa xoay quanh sản phẩm này, với yêu cầu về đặc điểm là ít cạnh tranh, dễ lên top, tăng hạng nhanh để không tốn nhiều chi phí đầu tư và có thời gian triển khai ngắn.
Cách tạo cấu trúc thông tin website bán hàng
Như bạn đã biết, việc xây dựng cấu trúc thông tin cho các trang website thương mại điện tử là điều cần thiết và bắt buộc. Đây là cách để trang web được sắp xếp và điều hướng để mang lại hiệu quả nhất.
Với 2 loại cấu trúc được giới thiệu dưới đây sẽ giúp cho bạn xây dựng được cấu trúc website với lợi thế “cấu trúc phẳng” – nghĩa là làm cho khách hàng tốn ít nhất số lần nhấp chuột để đi từ trang chủ đến trang sản phẩm. Hãy cùng tham khảo nhé.
Cấu trúc Silo
Cấu trúc Silo là dạng cấu trúc website chuyên sâu và chia nội dung của website thành các category riêng biệt. Những nhóm này được phân chia thứ bậc phụ thuộc vào topic và Subtopic, nội dung nào liên quan thì sẽ ở cùng 1 nhóm. Để tăng độ liên quan của website đối với Google, website của bạn phải đáp ứng yêu cầu có chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề; và đương nhiên, càng nhiều thì càng tốt. Đây cũng chính là nguyên lý vận hành của cấu trúc này.
Topic Cluster
Đây là dạng cấu trúc website được hình thành bởi 1 nhóm các trang web được liên kết với nhau. Tất cả được xây dựng dựa xung quanh 1 phần nội dung chính với mục tiêu là 1 chủ đề rộng, được liên kết với 1 số trang có liên quan với phạm vi hẹp hơn.
Sáng tạo content website thương mại điện tử
Category Content
Nội dung Category sẽ giúp bạn xếp hạng cho các từ khóa có search volume cao nhất với mục đích thương mại. Các trang này được xây dựng với mục tiêu các từ khóa modifier thể hiện search intent khi bắt đầu hành trình của khách hàng.
Sub-category content
So với Category thì Sub-category cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nói như vậy là bởi, cạnh trang xếp hạng của Sub-category quan trọng gần như Category vì mục đích thương mại lớn hơn.
Content trang sản phẩm
Content trang sản phẩm cần phải xây dựng niềm tin và sự tin tưởng và mang lại cho khách hàng mục tiêu giá trị của sản phẩm. Ngoài ra, bạn cần tập trung vào trải nghiệm trang sản phẩm hay nói chính xác hơn là nội dung được thiết kế theo cách thúc đẩy xếp hạng tự nhiên cho các từ khóa liên quan đến sản phẩm.
Intent
Chiến lược nội dung của website các trang thương mại điện tử được tạo từ intent theo cách hiểu của người dùng đang ở vị trí nào trong phễu và đưa họ đến đúng nơi họ cần đến bằng cách đưa ra content phù hợp.
Phương pháp On-page trong SEO E-commerce
Checklist On-page cơ bản
Để tìm hiểu về checklist Onpage cơ bản, bạn cần trải qua các bước dưới đây:
- Chuẩn bị thông tin và content
- Tối ưu heading 1
- Tối ưu subheading trong bài
- Tối ưu title
- Tối ưu URL bài viết
- Tối ưu keywords density và semantic với Surfer SEO
- Chèn từ khóa vào các vị trí quan trọng
- Tối ưu meta description
Chi tiết On-page từng trang quan trọng
- Onpage cho trang Category và Sub-Category
Các trang danh mục hoặc sub-category không cần tập trung quá vào yếu tố on-page bởi mức độ ảnh hưởng không cao. Đối tượng cần tập trung ở đây là UX-UI, tối ưu ngang – trên – dưới, số lượng sản phẩm và offsite.
- On-page cho Trang sản phẩm
Các trang sản phẩm cần được tối ưu chi tiết hơn, đảm bảo đầy đủ thông tin và trải nghiệm của người dùng. Sản phẩm khi được tối ưu và đồng bộ sẽ giúp cho toàn bộ danh mục tổng mạnh hơn, đảm bảo trải nghiệm người dùng luôn ở mức cao nhất và làm rõ chủ đề của website
Phương pháp tối ưu ngang – trên – dưới
Tối ưu ngang – trên – dưới là gì?
Hiểu một cách đơn giản, tối ưu ngang – trên – dưới là tối ưu tổng thể website theo cấu trúc hiện có. Phương pháp này giúp ích cho việc tối ưu tổng thể website, làm tăng độ uy tín và góp phần làm rõ chuyên ngành của website. Đặc biệt, tối ưu ngang – trên – dưới sẽ giúp trải nghiệm người dùng được đặt ở mức cao nhất, thúc đẩy sản phẩm SEO và danh mục SEO tốt hơn cho các doanh nghiệp
Chi tiết triển khai
Với từng hạng mục triển khai phương pháp tối ưu ngang – trên – dưới sẽ có tiêu chuẩn khác nhau.
- On-page tổng thể: nên bổ sung đầy đủ hình ảnh và video unique trong trường hợp thị trường cần.
- Internal Links: tất cả sản phẩm thuộc 1 danh mục thì đều được gắn link trỏ đến danh mục đó.
- Schema: nên sử dụng để đồng bộ sản phẩm trên website với các doanh nghiệp lớn; đảm bảo chất lượng Schema ở mức ổn định và tập trung.
Chiến lược backlink cho SEO E-commerce
Link juice
Link juice là thuật ngữ được dùng để chỉ sức mạnh hay giá trị của một website qua các liên kết bên ngoài hoặc liên kết nội bộ. Bạn có thể sử dụng và khai thác link juice thông qua 2 cách sau:
- Internal Link
- External Link
Chiến lược internal link khác cho trang E-Commerce
Ngoài việc khai thác điểm mạnh từ Link Juice, vẫn còn các phương pháp khác bạn có thể áp dụng cho trang E-commerce của mình để đạt được hiệu quả mạnh hơn.
- Gợi ý những sản phẩm liên quan: việc này giúp cải thiện thứ hạng tìm kiếm của sản phẩm.
- Các trang danh mục này liên kết đến các sản phẩm có anchor text giàu từ khóa.
- Tạo bài viết so sánh sản phẩm sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định sáng suốt và đồng thời tạo ra liên kết nội bộ đến các sản phẩm khác của bạn.
Một số kỹ thuật SEO khác
Ngoài những yếu tố được nhắc đến phía trên, vẫn còn những kỹ thuật SEO khác mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho các trang E-commerce của mình.
Checklist Technical SEO cho trang E-commerce
Để sử dụng kỹ thuật này, bạn cần đảm bảo những yêu cầu sau:
- Sử dụng công cụ Google Search Console để hỗ trợ audit
- Tối ưu Page Speed
- Audit Mobile – International
- Tối ưu Sitemaps website
- Audit File Robot txt
- Semantic Video /Image
- Audit Technical Meta tag Responsive
- Audit htpps
Entity và Local SEO
Với kỹ thuật này, bạn cần chú ý thực hiện như sau:
- Checklist SEO local: thông thường các nhà bán lẻ có địa điểm cố định sẽ muốn tối ưu hóa sự hiện diện của từng cửa hàng trên công cụ tìm kiếm.
- Xử lý 4 lỗi Technical SEO E-commerce thường gặp: bạn nên chuyển sang infographic để thực hiện dễ dàng hơn, bên cạnh đó có thể bỏ đi các phần ảnh hưởng và lý do, tập trung vào làm như thế nào.
- Triển khai Social and Citation: việc này sẽ giúp Google tin rằng website của bạn là trang có thẩm quyền và có thể thăng hạng cho website của bạn.
Trên đây là bài viết cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản và cần thiết về quy trình SEO website bán hàng E-commerce. Hy vọng bạn đọc đã có thể tham khảo và bổ sung những kiến thức còn thiếu. Nếu bạn muốn tham khảo nội dung chi tiết về SEO hoặc Digital Marketing hãy truy cập ngay website FPT Skillking để được hỗ trợ tư vấn khóa học chuyên sâu nhé.